Trong năm 2013, Trung Quốc hai lần bỏ phiếu thuận với nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về vấn đề Triều Tiên. Nghị quyết 2094 là lần trừng phạt thứ năm kể từ sau loạt trừng phạt năm 2006, 2009, 2012 và 1/2013.
Trong khi đó, Triều Tiên lại tiếp tục đe dọa Mỹ và Hàn Quốc các tuyên bố chiến tranh hạt nhân mà không để ý tới quãng thời gian khó khăn sắp tới mà Trung Quốc đã chỉ ra.
Là quốc gia duy nhất chủ trương đường lối trung dung với Triều Tiên về lâu dài, Trung Quốc cuối cùng cũng chịu sức ép phải dùng bạo lực với đồng minh về ý thức hệ duy nhất của mình. Nếu Trung Quốc ủng hộ các lệnh trừng phạt nặng hơn lên Triều Tiên thì tác động của việc này tới đâu? Liệu Trung Quốc có thể giải quyết các mối lo ngại cốt lõi từ lâu về vấn đề này? Trung Quốc có khả năng thay đổi kiểu chiến lược với Bình Nhưỡng hay không?
Siết chặt dây cương
Lệnh trừng phạt mới nhằm vào các kênh cung cấp thiết bị kỹ thuật và nguồn tài chính cho Triều Tiên vì chương trình làm giàu uranium và phát triển tên lửa đạn đạo của nước này. Nghị quyết của HĐBA đã mở rộng phạm vi cho các quốc gia khác có thể can thiệp, bắt giữ, điều tra và bắt các tàu chở hàng của Triều Tiên mang hàng hóa bị tình nghi.
Quan trọng hơn, lệnh trừng phạt còn tìm cách phong tỏa các hoạt động chuyển tiền mặt, các hành vi buôn lậu, và đóng băng quan hệ của Triều Tiên với các hệ thống ngân hàng quốc tế.
Các nhà ngoại giao, tổ chức và công ty của Triều Tiên cũng sẽ bị theo dõi sát sao. Một số quốc gia đã bị cấm xuất khẩu các mặt hàng xa xỉ sang Triều Tiên để chọc tức giới lãnh đạo của nước này.
Việc Trung Quốc tham gia soạn thảo và ủng hộ nghị quyết này cũng khó có thể chê trách. Trung Quốc chiếm một phần rất lớn thị phần thương mại của Triều Tiên với thế giới bên ngoài. Rất nhiều công ty của Trung Quốc đã ngừng cho Triều Tiên ký gửi vì sợ bị bắt và liệt vào danh sách đen.
Các cơ sở cầu cảng của Trung Quốc ngày càng không ưa các chuyến tàu của Triều Tiên vì họ ngày càng phải thận trọng hơn và không muốn bị xâm nhập.
Những mâu thuẫn cơ bản
Có rất nhiều lý do khiến Trung Quốc phải duy trì quan hệ với Triều Tiên cả về chính trị và kinh tế. Lý do hàng đầu là duy trì Triều Tiên như một vùng đệm an ninh hiệu quả trước mọi phản ứng vào Trung Quốc, đồng thời ghìm chân Hàn Quốc và Nhật Bản – hai nền kinh tế lớn và cũng là đồng minh thân cận của Mỹ trong khu vực.
Bắc Kinh cũng không muốn Bình Nhưỡng sụp đổ hay thống nhất với Hàn Quốc, vì cả hai viễn cảnh đó đều mang lại thiệt hại nặng nề cho Trung Quốc cả về mặt chính trị và là ‘cái tát’ về quân sự tại Đông Bắc Á.
Không chỉ là vấn đề hàng triệu người di cư qua biên giới Trung – Triều mà còn là sự hiện diện sát sườn của binh sĩ Mỹ ở biên giới Trung Quốc. Viễn cảnh thậm tệ nhất sẽ là thảm họa hạt nhân không được phép xảy ra đối với vùng duyên hải phía đông đông đúc và mang tính sống còn về kinh tế của Trung Quốc.
Những hành động gần đây của Trung Quốc dường như cho thấy Bắc Kinh lo âu và giận dữ với hành vi cố chấp của Triều Tiên. Các quan chức và nhà phân tích của Trung Quốc công khai phản đối ủng hộ vô điều kiện với người láng giềng nóng tính.
Nhưng mục tiêu của các thông điệp đó dường như nhắm tới cộng đồng quốc tế nhiều hơn là tới lãnh đạo Kim Jong Un của Triều Tiên.
Trung Quốc không thể chống cự các mối đe dọa với an ninh của chính mình bằng cách tỏ ra quá cứng rắn với Triều Tiên. Hướng đi mới của Trung Quốc đối với các hành động đa phương và chính sách Triều Tiên của họ - chẳng hạn như việc bỏ phiếu thuận vừa qua - không có nghĩa là sẽ có một sự thay đổi kiểu ‘bãi biển nương dâu’ so với những gì đã thiết lập trong quá khứ.
Vị thế hiện tại của Bắc Kinh mang lại một sự cân bằng với một Bình Nhưỡng đang sôi sục. Về khía cạnh này thì lý do tại sao mà Triều Tiên không sẵn sàng hành động chính là vì họ không thực sự phải làm như vậy.
Không hẳn là mặt trận thứ hai
Điều mọi người chú ý đến thứ nữa là cách mà Trung Quốc hiểu và phản ứng với tình hình. Kim Jong Un phải triển khai các biện pháp ‘tung hỏa mù’ liều lĩnh của mình trước khi quyền bính của ông có vẻ suy yếu về sau này. Khi khói bụi đọng lại, vị lãnh đạo mới hy vọng sẽ vươn lên mạnh mẽ trước các sức ép và trừng phạt từ nước ngoài.
Mỹ có thể sẽ bập vào Trung Quốc để nghĩ ra và đạt được một sự thỏa hiệp có lý hơn với Triều Tiên vào thời điểm mà Bắc Kinh tỏ ra hiểu rõ về nguy cơ đối với an ninh khu vực.
Trông chờ vào một bước đi mạnh mẽ nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên mà không cần sự đồng thuận của Trung Quốc với quốc tế sẽ chỉ là viển vông.
Vào lúc này, nhiều khả năng Bình Nhưỡng sớm ổn định lại tư tưởng một cách thoải mái để khôi phục lại hình ảnh, rũ bỏ khỏi ấn tượng là một người chơi ngoan cố, trước khi một hiệp định hòa bình có lợi khác thông qua.
Lê Thu (Theo EAR)