Các quan chức phương Tây và Hàn Quốc, chuyên gia an ninh đều cho rằng lời tuyên bố tấn công Mỹ bằng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên chỉ là ‘hăm dọa’ vì họ cho rằng quốc gia này không có đủ các phương tiện để biến đe dọa đó thành hiện thực.

{keywords}
Tầm bắn của tên lửa Triều Tiên.

Bình Nhưỡng đã đạt được các tiến bộ chậm nhưng chắc về tiềm lực tên lửa trong những năm gần đây và quan chức Mỹ nói rằng các tên lửa này có thể đánh trúng các lãnh thổ vùng biên của Mỹ bao gồm Guam, Alaska, Hawaii.

Các chuyên gia độc lập nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy Triều Tiên đã thử nghiệm thành công kỹ thuật tinh vi khi thu nhỏ hết cỡ vũ khí hạt nhân để đặt lên đầu đạn tên lửa tầm xa.

Nói cách khác, Triều Tiên có thể đánh trúng một số nơi thuộc lãnh thổ Mỹ, nhưng không thể với tới đất liền của Mỹ và tất nhiên không phải bằng vũ khí hạt nhân.

Các đe dọa nhằm vào Mỹ mà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un nói 'hầu như chỉ là hăm dọa suông' - Gary Samore, chuyên gia hàng đầu về phổ biến hạt nhân trong nhóm cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Barack Obama.

"Việc họ có tên lửa hạt nhân có thể đánh tới Mỹ là cực kỳ khó xảy ra" - Samore.

Triều Tiên 'không muốn tự sát. Họ hiểu rằng bất kỳ một cuộc tấn công trực tiếp nào (vào Mỹ) cũng sẽ là dấu chấm hết cho quốc gia này" - Samore nói.

Hôm qua, hãng tin KCNA của Triều Tiên nói rằng quân đội nước này đã 'thông qua' một cuộc tấn công liên quan tới 'các phương tiện tấn công hạt nhân đa dạng, nhỏ gọn và tân tiến hơn'. Đây được cho là sự ám chỉ tới đầu đạn hạt nhân đã được thu nhỏ.

Đáp lại, Lầu Năm Góc nói rằng họ đang đưa hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD - hệ thống đánh chặn theo khu vực tầm cao - tới Guam.

Bom và tên lửa 

Những chi tiết về chương trình vũ khí của Triều Tiên mà Mỹ và các cơ quan tình báo khác nắm được vẫn là thông tin mật và dường như Washington không biết nhiều về Triều Tiên.

Một số quan chức Mỹ và chuyên gia vũ khí tư nhân nói rằng Triều Tiên có thể đã thành công trong việc thiết kế, và có thể xây dựng, thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để sử dụng cho các tên lửa tầm trung là Nodong.

Tuy nhiên, điều này vẫn đang còn tranh cãi. Và thậm chí nếu như Bình Nhưỡng phát triển được một đầu đạn như vậy, câu hỏi lớn đặt ra là liệu họ có thể thử nghiệm vũ khí đủ để đảm bảo rằng nó thật sự hoạt động hay không.

Các tên lửa tầm trung như Nodong có thể bắn tới các đồng minh của Mỹ là Hàn Quốc và Nhật Bản, chẳng hạn như căn cứ quân sự Mỹ tại Okinawa. Nhưng Nodong chắc chắn là không thể tới lục địa Mỹ.

Một loại tên lửa khác của Triều Tiên mà tình báo Mỹ đang không rời mắt đó là KN-08 có tầm bay xa hơn Nodong và đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc diễu binh tại Bình Nhưỡng một năm trước.

{keywords}
Tên lửa KN-08

 Tháng trước, Đô đốc James Winnefeld – phó chủ tịch Tham mưu Liên quân nói với các phóng viên rằng ‘chúng tôi tin rằng KN-08 hầu như có khả năng bay tới Mỹ’.

Một chuyên gia Mỹ giấu tên nói rằng Mỹ tin rằng KN-08 có thể bay tới lãnh thổ Mỹ tại Guam, Hawaii và Alaska, nhưng không thể tới lục địa Mỹ.

Một chuyên gia khác cũng cho biết ước tính của Mỹ về tầm bay của tên lửa dựa trên nguồn tin tình báo rất hạn chế.

Cựu quan chức tình báo tại Bộ Ngoại giao Mỹ là Greg Thielmann lại tỏ ra nghi ngờ về KN-08.

Khi một số chuyên gia thẩm định các bức ảnh chụp cận cảnh KN-08 trưng bày tại Bình Nhưỡng, họ kết luận rằng đó chỉ là một mô hình hoặc tên lửa giả - Greg Thielmann nói.

“Nó thật sự chưa sẵn sàng để xuất hiện trong ‘giờ cao điểm’” – Thielmann nói.

Cũng trong hôm qua, các quan chức phương Tây xác nhận rằng Triều Tiên đã di chuyển một loại vũ khí khác, có thể là tên lửa Musudan hay còn gọi là Nodong B tới bờ biển phía đông nước này. Các chuyên gia nói rằng hiện vẫn chưa rõ việc di chuyển các tên lửa này chỉ là động tác hù dọa hay là để chuẩn bị thử nghiệm khai hỏa.

Tên lửa Musudan có tầm bắn 3000km (1.875 dặm), xa hơn so với Nodong và có thể biến Hàn Quốc, Nhật Bản và Guam thành mục tiêu.

Thielmann loại trừ mối đe dọa từ Musudan vì nó chưa từng bay lên trời bao giờ. “Một tên lửa chưa từng bay thử nghiệm và không phải là một hệ thống tác chiến, đó không thể là một mối đe dọa đáng lưu tâm”.

{keywords}
Tên lửa Musudan  

Đe dọa có điều kiện?

Bộ trưởng Hàn Quốc Kim Kwan-jin đã bác lại thông tin của giới truyền thông rằng Bình Nhưỡng đã đưa các tên lửa tầm trung (được cho là tên lửa Musudan) tới bờ biển phía đông để tấn công đất liền Mỹ.

Các quan chức Mỹ nhận định rằng những lời đe dọa mới đây nhất của lãnh đạo Kim Jong Un còn đi xa hơn cả những gì mà ông nội cũng như cha của vị lãnh đạo trẻ này từng phát biểu.

Một quan chức Mỹ nói rằng cho tới lúc này, nếu đọc kỹ các lời đe dọa đấy sẽ thấy chúng đều ‘có điều kiện’ – chẳng hạn như một vụ tấn công vào Mỹ sẽ chỉ tiến hành nếu như Mỹ khai hỏa trước.

Nhưng lời đe dọa tấn công hạt nhân hôm thứ Tư vừa qua lại là một ngoại lệ.

Thielmann nói rằng Triều Tiên có vài trăm tên lửa, hầu hết đều là các phiên bản chỉnh sửa từ loai SCUD-B và SCUD-C với tầm bắn từ 300 km tới 500km. Họ có khoảng vài chục tên lửa Nodong với tầm bắn 1300 km.

“Tất cả các hệ thống (tầm trung) đều không thể bắn tới Guam. Chúng càng không thể tới Hawaii hay các đảo Aleutian” – Thielmann nói. Ông này nói thêm có một số ‘loại tên lửa mà Triều Tiên giả vờ như đang sở hữu… và nhiều người tại Mỹ dường như muốn tin các tuyên bố thú vị này của Triều Tiên là thật’.

Lê Thu (theo Reuters/RT)

Các tin liên quan

Phân tích thực lực của tên lửa Triều Tiên

Hàn Quốc tính mua tên lửa xuyên boongke đối phó Triều Tiên

Xem tên lửa đánh chặn cao cấp của Mỹ diệt mục tiêu

Mỹ - Triều chính thức chĩa tên lửa vào nhau

Tên lửa Triều Tiên bắn xa cỡ nào?

Mỹ triển khai thêm tên lửa đánh chặn đề phòng Triều Tiên

Triều Tiên phóng tên lửa tầm ngắn