Theo hai chuyên gia về tên lửa của Đức, các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được trình diễn trong lễ duyệt binh tại Bình Nhưỡng hôm 15/4 vừa qua chỉ là mô hình.

Tên lửa của Triều Tiên bị nghi là mô hình

Triều Tiên đã trình diễn các tên lửa có bệ phóng trong suốt lễ duyệt binh kỷ niệm 100 năm ngày sinh của lãnh tụ Kim Nhật Thành. Sự xuất hiện của một loại tên lửa mới khiến cho dư luận nước ngoài hết sức quan tâm, phỏng đoán về tiềm lực của vũ khí sau vụ phóng tên lửa bất thành hai ngày trước đó.

"Nhìn thoáng qua thì tên lửa này có thể có tầm bắn trong khoảng 10.000 km. Tuy nhiên, quan sát kỹ hơn lại thấy rõ đó chỉ là mô hình" - Markus Schiller và Robert H. Schmucker, hai nhà phân tích tại trung tâm Công nghệ Đức viết trong một trang thông tin về kiểm soát và không phổ biến vũ khí hạt nhân.

"Vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy Triều Tiên thực sự có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể hoạt động được".

Hai nhà khoa học nói thêm: "Nhìn kỹ hơn nữa, thì khó có thể tìm thấy đầu tách đạn trên các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được quan sát này". Hai ông cũng nói rằng cấu trúc bề mặt này chính là một chi tiết nữa cho thấy đầu đạn chỉ là một mô hình.

"Một đầu đạn thật sự sẽ phải có lớp vỏ chịu nhiệt và có tải trọng kết cấu để trở lại khí quyển, và rõ ràng nó không được thiết kế theo kiểu này" - hai chuyên gia phân tích.

Theo hai nhà khoa học, với kích thước của tên lửa trên bệ phóng như vậy thường được nạp nhiên liệu rắn, nhưng có một số chi tiết nhìn thấy trên mỗi tầng tên lửa trông giống như van tiêu và van bơm chất nổ đẩy dạng lỏng.

"Các chi tiết đó chỉ phù hợp với các tầng được nạp nhiên liệu dạng lỏng" - hai nhà khoa học viết.

Hai nhà khoa học này cho rằng thiết bị dựng bệ phóng với tổng trọng lượng lên tới 122 tấn là quá khổ so với một tên lửa không hơn 40 tấn.

Các chuyên gia này cũng nói thêm rằng khó có thể chốt các tên lửa này vào bệ phóng một cách kiên cố.

"Triều Tiên rõ ràng là đã trưng bày một tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn nhưng lại được nạp nhiên liệu lỏng đầu tiên trên thế giới trong sáu phiên bản khác nhau. Đây rõ ràng chỉ là các mô hình" - Markus Schiller và Robert H. Schmucker nói.

  • Lê Thu (theo Yonhap)

Ngày mai, Triều Tiên sẽ thử hạt nhân lần 3?
Triều Tiên gần như đã hoàn tất việc chuẩn bị thử nghiệm hạt nhân lần 3, một nguồn tin cấp cao có quan hệ gần gũi với Bắc Kinh và Bình Nhưỡng cho hay. Thử nghiệm có thể diễn ra sớm nhất là ngày 25/4
 
Triều Tiên dọa biến Hàn Quốc thành tro trong 3-4 phút
Quân đội Triều Tiên hôm nay (23/4) dọa sẽ sớm có "hành động đặc biệt" để biến một số phần của thủ đô Seoul, Hàn Quốc ra tro
 
Triều Tiên sắp thử hạt nhân dưới lòng đất?
Quan chức cấp cao trong văn phòng tổng thống Hàn Quốc cho rằng lãnh đạo Triều Tiên nên lưu tâm tới mọi ngã rẽ mà họ phải đối mặt trước khi đưa ra một 'lựa chọn chính trị'.
 
Triều Tiên tuyên bố sẽ tiếp tục phóng tên lửa
Triều Tiên tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục phóng vệ tinh để phát triển kinh tế của họ. Hàn Quốc cũng cho rằng Triều Tiên sắp hoàn tất việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần 3.
 
Triều Tiên sẽ lại phóng vệ tinh
Bình Nhưỡng đã thề sẽ “lần lượt” phóng vệ tinh bất chấp sự lên án của quốc tế.
 
Mỹ tố Trung Quốc giúp Triều Tiên làm tên lửa
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho rằng Trung Quốc đã trợ giúp cho chương trình tên lửa của Triều Tiên.
 
Hồ sơ chương trình tên lửa của Triều Tiên
Vụ phóng thất bại tên lửa đẩy Unha-3 đánh dấu lần phóng thất bại liên tiếp thứ ba trong chương trình không gian của Triều Tiên. Trước đó, trong một sứ mệnh tương tự vào năm 2009, Triều Tiên cũng đã gặp thất bại.