Các biện pháp táo bạo đang được Nhật Bản áp dụng để ngăn chặn thảm họa hạt nhân sau động đất và sóng thần. Trong khi đó, công tác tìm kiếm cứu trợ được tiến hành trên một vùng rộng hơn dù rất nhiều khó khăn cản trở.
Hàng nghìn người, vốn vẫn đang chờ được viện trợ thực phẩm ở những vùng hẻo lánh nhất thuộc khu vực thảm họa, lại phải chịu đựng thêm khổ cực khi tuyết bắt đầu rơi trên toàn miền bắc. Tuy nhiên, mọi sự quan tâm giờ đang dồn về nhà máy hạt nhân Daiichi ở Fukushima, nơi các nhà chức trách thừa nhận lo ngại về tình trạng nhiệt độ tăng cao trong ba bể chứa thanh nhiên liệu.
Sáng nay, trực thăng quân sự Nhật Bản đã dội một lượng nước khổng lồ xuống để hạ nhiệt lò phản ứng nhà máy Daiichi, nơi các diễn biến xấu (nổ và cháy) liên tiếp xảy ra đối với 4 lò phản ứng trong những ngày vừa qua. Tập đoàn Điện lực Tokyo - đơn vị vận hành nhà máy - thông báo 5 công nhân đã thiệt mạng tại hiện trường, hai người mất tích và 21 người bị thương.
Trong khi đó, lượng nước làm mát ở lò phản ứng số 5 đang giảm mạnh mặc dù lò này đã ngừng hoạt động ngay khi xảy ra động đất. Hiện các kỹ sư đang định sử dụng máy phát của lò phản ứng số 6 để điều chỉnh lượng nước tại lò số 5.
Trước đó, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano cho biết kết quả đo nồng độ phóng xạ tại nhà máy Daiichi đã lên mức rất cao, khoảng 1.000 milisievert (1milisievert = 1.000 microsievert), mức cực kỳ nguy hiểm.
Có khuyến cáo rằng Nhật Bản chỉ còn 48 giờ nữa để đảo ngược tình hình nhằm tránh xảy ra một thảm họa Chernobyl thứ hai. "48 giờ tiếp theo sẽ mang tính quyết định. Tôi bi quan, bởi vì kể từ Chủ nhật (13/3), tôi đã thấy gần như chẳng có giải pháp nào hiệu quả", Thierry Charles, một quan chức thuộc Viện Bảo vệ Bức xạ và An toàn Hạt nhân Pháp, nhận xét.
Báo chí địa phương đưa tin, khoảng 10.000 người đã tới các cơ sở y tế và trung tâm sơ tán ở Fukushima để kiểm tra nhiễm xạ.
Trong một bài phát biểu hiếm hoi, Nhật hoàng Akihito kêu gọi người dân Nhật đoàn kết vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, Nhật hoàng ngụ ý chính ông cũng sợ hãi khi nói rằng "Tôi hy vọng mọi thứ sẽ không tồi tệ hơn".
Thảm họa kép động đất và sóng thần hôm 11/3 tấn công đông bắc Nhật Bản chỉ trong vài phút, song hậu quả của nó để lại vô cùng khủng khiếp và các hoạt động tái thiết sẽ kéo dài nhiều năm, tốn kém nhiều tỷ đôla.
Theo thống kê chính thức, số người chết hoặc mất tích đã vượt quá con số 14.000, với 5.000 người thiệt mạng và gần 9.000 người mất tích, trong khi 380.000 nạn nhân vẫn phải trú tại các nơi ở tạm. Tuy nhiên, thiệt hại về người sẽ tiếp tục tăng vọt khi khoảng 25.000 người có thể đã chết.
Lực lượng cứu hộ vẫn tiếp tục rà soát khắp góc ngách ở các vùng bị ảnh hưởng. Các nhà chức trách thuộc thị trấn ven biển Ishinomaki xác nhận 10.000 người ở nơi đây đang mất tích. Ở thị trấn Minamisanriku, cũng thuộc tỉnh Miyagi, bị mất đi một nửa số dân khi sóng thần biến nơi đây thành bình địa.
Tính đến 10h sáng nay (giờ địa phương), khoảng 2.000 thi thể đã được nhận dạng ở Iwate, Miyagi và Fukushima, với 870 trong số này đã được trao cho giia đình họ, theo Cục Cảnh sát quốc gia.
Tổng số tòa nhà bị phá hủy hoàn toàn hoặc một phần lên tới 100.396, theo Cơ quan Quản lý Thảm họa và Hỏa hoạn Nhật Bản.
Đến hôm nay, chính quyền tỉnh Miyagi đã hoàn tất việc xác định các khu vực bị cách li từ trên không và họ bắt đầu phân phát đồ cứu trợ tới những nơi này bằng máy bay.
Nhiệt độ ở các khu vực bị động đất thuộc đông bắc Nhật Bản giảm mạnh trong hôm nay. Tuyết phủ trắng khắp nơi. Những người may mắn sống sót trận thiên tai hôm 11/3 nay phải đối mặt với khó khăn về thời tiết trong bối cảnh không có điện, thiếu nước sinh hoạt và thực phẩm.
Lúc trưa nay, khu vực gần bờ biển phía đông đảo Honshu lại hứng chịu một trận động đất mạnh 6,1 độ Richter. Tâm của nó nằm ở độ sâu 25,3 km, cách Fukushima, 271km về phia đông.
Thanh Hảo (Tổng hợp)
Nhật Bản ngày thứ 6: Mức phóng xạ tăng cao
Ngày thứ 5: Chật vật ngăn thảm họa hạt nhân
Nhật: Ngày thứ tư sau thảm họa kép
Sẽ không có Chernobyl thứ hai ở Nhật?
Toàn cảnh động đất, sóng thần Nhật
Ngày thứ 5: Chật vật ngăn thảm họa hạt nhân
Nhật: Ngày thứ tư sau thảm họa kép
Sẽ không có Chernobyl thứ hai ở Nhật?
Toàn cảnh động đất, sóng thần Nhật
Máy bay lấy nước để dội xuống làm mát các lò phản ứng tại tổ hợp hạt nhân Fukushima. (Ảnh: AP)
Hàng nghìn người, vốn vẫn đang chờ được viện trợ thực phẩm ở những vùng hẻo lánh nhất thuộc khu vực thảm họa, lại phải chịu đựng thêm khổ cực khi tuyết bắt đầu rơi trên toàn miền bắc. Tuy nhiên, mọi sự quan tâm giờ đang dồn về nhà máy hạt nhân Daiichi ở Fukushima, nơi các nhà chức trách thừa nhận lo ngại về tình trạng nhiệt độ tăng cao trong ba bể chứa thanh nhiên liệu.
Sáng nay, trực thăng quân sự Nhật Bản đã dội một lượng nước khổng lồ xuống để hạ nhiệt lò phản ứng nhà máy Daiichi, nơi các diễn biến xấu (nổ và cháy) liên tiếp xảy ra đối với 4 lò phản ứng trong những ngày vừa qua. Tập đoàn Điện lực Tokyo - đơn vị vận hành nhà máy - thông báo 5 công nhân đã thiệt mạng tại hiện trường, hai người mất tích và 21 người bị thương.
Trong khi đó, lượng nước làm mát ở lò phản ứng số 5 đang giảm mạnh mặc dù lò này đã ngừng hoạt động ngay khi xảy ra động đất. Hiện các kỹ sư đang định sử dụng máy phát của lò phản ứng số 6 để điều chỉnh lượng nước tại lò số 5.
Trước đó, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano cho biết kết quả đo nồng độ phóng xạ tại nhà máy Daiichi đã lên mức rất cao, khoảng 1.000 milisievert (1milisievert = 1.000 microsievert), mức cực kỳ nguy hiểm.
Có khuyến cáo rằng Nhật Bản chỉ còn 48 giờ nữa để đảo ngược tình hình nhằm tránh xảy ra một thảm họa Chernobyl thứ hai. "48 giờ tiếp theo sẽ mang tính quyết định. Tôi bi quan, bởi vì kể từ Chủ nhật (13/3), tôi đã thấy gần như chẳng có giải pháp nào hiệu quả", Thierry Charles, một quan chức thuộc Viện Bảo vệ Bức xạ và An toàn Hạt nhân Pháp, nhận xét.
Báo chí địa phương đưa tin, khoảng 10.000 người đã tới các cơ sở y tế và trung tâm sơ tán ở Fukushima để kiểm tra nhiễm xạ.
Trong một bài phát biểu hiếm hoi, Nhật hoàng Akihito kêu gọi người dân Nhật đoàn kết vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, Nhật hoàng ngụ ý chính ông cũng sợ hãi khi nói rằng "Tôi hy vọng mọi thứ sẽ không tồi tệ hơn".
Một phụ nữ nắm bàn tay của người mẹ đã chết trong đống đổ nát gần nơi từng là nhà của gia đình cô ở Rikuzentakata, Iwate (trái). Một người mẹ ôm hai đứa con song sinh 1 tuổi khi họ đoàn tụ 5 ngày sau động đất. (Ảnh: AP)
Thảm họa kép động đất và sóng thần hôm 11/3 tấn công đông bắc Nhật Bản chỉ trong vài phút, song hậu quả của nó để lại vô cùng khủng khiếp và các hoạt động tái thiết sẽ kéo dài nhiều năm, tốn kém nhiều tỷ đôla.
Theo thống kê chính thức, số người chết hoặc mất tích đã vượt quá con số 14.000, với 5.000 người thiệt mạng và gần 9.000 người mất tích, trong khi 380.000 nạn nhân vẫn phải trú tại các nơi ở tạm. Tuy nhiên, thiệt hại về người sẽ tiếp tục tăng vọt khi khoảng 25.000 người có thể đã chết.
Lực lượng cứu hộ vẫn tiếp tục rà soát khắp góc ngách ở các vùng bị ảnh hưởng. Các nhà chức trách thuộc thị trấn ven biển Ishinomaki xác nhận 10.000 người ở nơi đây đang mất tích. Ở thị trấn Minamisanriku, cũng thuộc tỉnh Miyagi, bị mất đi một nửa số dân khi sóng thần biến nơi đây thành bình địa.
Tính đến 10h sáng nay (giờ địa phương), khoảng 2.000 thi thể đã được nhận dạng ở Iwate, Miyagi và Fukushima, với 870 trong số này đã được trao cho giia đình họ, theo Cục Cảnh sát quốc gia.
Tổng số tòa nhà bị phá hủy hoàn toàn hoặc một phần lên tới 100.396, theo Cơ quan Quản lý Thảm họa và Hỏa hoạn Nhật Bản.
Đến hôm nay, chính quyền tỉnh Miyagi đã hoàn tất việc xác định các khu vực bị cách li từ trên không và họ bắt đầu phân phát đồ cứu trợ tới những nơi này bằng máy bay.
Nhiệt độ ở các khu vực bị động đất thuộc đông bắc Nhật Bản giảm mạnh trong hôm nay. Tuyết phủ trắng khắp nơi. Những người may mắn sống sót trận thiên tai hôm 11/3 nay phải đối mặt với khó khăn về thời tiết trong bối cảnh không có điện, thiếu nước sinh hoạt và thực phẩm.
Lúc trưa nay, khu vực gần bờ biển phía đông đảo Honshu lại hứng chịu một trận động đất mạnh 6,1 độ Richter. Tâm của nó nằm ở độ sâu 25,3 km, cách Fukushima, 271km về phia đông.
Thanh Hảo (Tổng hợp)