Ba năm trôi qua sau khi cuộc nổi dậy ở Tunisia buộc Tổng thống Zine el-Abidine Ben Ali phải chạy trốn và dấy lên "Mùa Xuân Ảrập", đường phố ở nhiều nước trên thế giới vẫn tràn ngập người biểu tình.

TIN BÀI KHÁC:


Năm 2013 chứng kiến liên tiếp những lời kêu gọi thay đổi, với truyền thông xã hội tiếp tục đóng vai trò then chốt trong việc huy động mọi người hưởng ứng biểu tình.

Những cuộc biểu tình đầu tiên trong năm kéo dài gần một tháng trời ở Ấn Độ, sau vụ cưỡng hiếp tàn bạo nhằm vào một nữ sinh ở New Delhi. Biểu tình bạo lực nổ ra khắp thủ đô Ấn Độ, nơi các đám đông hướng sang yêu sách đòi công lý.

Vào tháng 11, ở Pakistan, đông đảo dân chúng xuống đường đòi Mỹ chấm dứt các vụ oanh kích bằng máy bay không người lái xuống vùng giáp ranh Afghanistan. Các tuyến tiếp tế của NATO bị phong tỏa khi tức giận bị đẩy lên cao trào.

Vào mùa hè, Quảng trường Tahrir lại chật kín người biểu tình, sau khi quân đội Ai Cập phế truất và bắt giữ Tổng thống Mohammed Morsi đầu tháng 7. Sự ra đời của một chính phủ mới được quân đội hậu thuẫn đã dấy lên biểu tình của những người ủng hộ ông Morsi.

Tiếp đó là làn sóng biểu tình của sinh viên ở Chile nhằm chống lại nạn đầu cơ trục lợi trong hệ thống giáo dục công của đất nước này. Biểu tình cũng nổ ra ở thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ sau khi các nhà chức trách quyết định phá bỏ một công viên lịch sử.

Vào những ngày cuối năm, biểu tình lại khiến Thái Lan rúng động sau 3 năm yên bình. Những người thuộc phe Áo Vàng tuần hành qua các con phố của Bangkok để phản đối Thủ tướng Yingluck Shinawatra và anh trai Thaksin của bà.

Trong khi đó ở thủ đô Kiev của Ukraine, người biểu tình bất chấp thời tiết giá lạnh đòi chính phủ phải thắt chặt quan hệ với Liên minh châu Âu.

Hình ảnh các cuộc biểu tình lớn năm 2013:

{keywords}
Tại khu vực tượng đài Mahatma Gandhi ở New Delhi ngày 2/1/2013, phụ nữ Ấn Độ cầu nguyện cho một nạn nhân chết vì bị cưỡng hiếp. (Ảnh: AP)

{keywords}
Người biểu tình Tunisia vây quanh một xe cứu thương mang thi thể của Chokri Belaid, Tổng thư ký Đảng Những người Yêu nước Dân chủ Tunisia bị bắn chết ngày trước đó, ở Tunis, Tunisia ngày 6/2/2013. (Ảnh: EPA)

{keywords}
Một người biểu tình cắn cảnh sát chống bạo loạn khi bị bắt trong một cuộc tuần hành đòi chính phủ Chile cải cách hệ thống giáo dục ở Santiago, ngày 8/5/2013. (Ảnh: Reuters)

{keywords}
Một người biểu tình phản ứng sau khi bị cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ xả hơi cay trong một cuộc biểu tình ở khu Besiktas thuộc Istanbul, ngày 1/6/2013. (Ảnh: Redux)

{keywords}
Người Brazil phản đối chính phủ trước tòa nhà Quốc hội ở Brasilia này 20/6/2013. (Ảnh: Reuters)

{keywords}
Pháo hoa thắp sáng bầu trời khi những người phản đối Tổng thống Mohammed Morsi ăn mừng ở Quảng trường Tahrir, Cairo, ngày 3/7/2013, ngày ông này bị bắt giữ. (Ảnh: AP)

{keywords}
Một phụ nữ Ai Cập cố chặn xe ủi quân sự khỏi gây thêm thương tích cho một thanh niên trẻ trong các cuộc đụng độ khi lực lượng an ninh Ai Cập tiến vào giải tán những người ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Mohammed Morsi gần thánh đường Rabaa al-Adawiya ở phía đông Cairo ngày 14/8/2013. (Ảnh: Getty)

{keywords}
Hai nhà hoạt động vì quyền của người đồng tính hôn nhau khi họ bị cảnh sát bắt giữ trong một cuộc biểu tình ủng hộ người đồng tính ở St Petersburg, Nga, ngày 12/10/2013. (Ảnh: Reuters)

{keywords}
Người biểu tình phản đối chính phủ tặng hoa qua hàng rào thép gai cho nhân viên an ninh đang canh giữ Bộ Quốc phòng khi người biểu tình tập trung bên ngoài tòa nhà này ở Bangkok, ngày 28/11/2013. (Ảnh: Reuters)

{keywords}
Một cậu bé đứng giữa những người ủng hộ đảng tôn giáo Pakistan Jamaat-e-Islami và đảng chính trị Tehreek-e-Insaf của cựu ngôi sao cricket Imran Khan khi họ thực hiện lễ cầu nguyện buổi tối trong một cuộc biểu tình chống các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ và các tuyến tiếp tế của NATO ở Karachi, ngày 24/11/2013. (Ảnh: Reuters).

{keywords}
Những người ủng hộ Liên minh châu Âu đụng độ với cảnh sát chống bạo loạn trong một cuộc biểu tình phản đối việc chính phủ Ukraine dừng ký một thỏa thuận thương mại với EU, ở Kiev, ngày 1/12/2013. (Ảnh: Corbis) 

{keywords}
Các nhà hoạt động của Jamaat-e-Islami và cánh sinh viên của đảng này, Islami Chhatra Shibir, đốt 4 ôtô tư và 5 xe máy, gồm 2 xe của cảnh sát, tại Motijheel ở Dhaka, Bangladesh, ngày 13/12/2013. (Ảnh: Corbis)

Thanh Hảo (Theo TIME)