Các kỹ sư đã chặn được nước phóng xạ rò ra biển từ nhà máy hạt nhân gặp sự cố
ở Fukushima, hãng điều hành TEPCO thông báo hôm nay (6/4).
Nhật ráo riết đo nhiễm xạ các trường học Fukushima
Nước nhiễm phóng xạ vẫn tiếp tục đổ ra biển
Điện hạt nhân ít gây tử vong nhất?
Sống dưới bóng ma hạt nhân
Xe bơm bê tông VN khắc phục sự cố hạt nhân ở Nhật
Nhật phát hiện phóng xạ trong sữa, rau gần nhà máy hạt nhân
Đây là một bước đột phá trong chiến dịch xử lý cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của
thế giới kể từ sau Chernobyl. Tuy nhiên, Tập đoàn Điện lực Tokyo (TEPCO) vẫn cần
phải bơm nước nhiễm xạ mức thấp ra biển để lấy chỗ trữ nước nhiễm xạ mức cao
hơn.
"Tình trạng rò rỉ đã chậm đi vào hôm qua sau khi chúng tôi bơm hỗn hợp thủy tinh
lỏng và một chất làm rắn. Giờ thì rò rỉ đã ngừng lại", phát ngôn viên của TEPCO
cho biết.
Trước đó, các kỹ sư đã dùng nhiều cách để bít các chỗ rò rỉ. Họ sử dụng cả mùn
cưa, giấy báo và bê tông.
Hôm qua, thủy tinh lỏng đã được bơm vào lòng đất bên dưới hố chứa bị rò rỉ và đã
ngăn được dòng chảy của nước nhiễm xạ cao sau khi làm nền đất đặc lại.
Các kỹ sư vẫn phải đối mặt với một vấn đề lớn, đó là làm cách nào để trữ 60.000
tấn nước nhiễm xạ vốn đã được dùng để làm nguội các thanh nhiên liệu quá nóng.
Hiện họ đã buộc phải xả 11.500 tấn nước nhiễm xạ mức thấp ra biển.
Các công nhân cũng đang cố gắng khôi phục các máy bơm ở 4 lò phản ứng bị hư hại
sau thảm họa kép động đất và sóng thần hôm 11/3. Cho đến khi chúng được sửa
xong, họ có thể sẽ phải bơm nước từ bên ngoài vào để ngăn chặn tình trạng quá
nóng và tan chảy.
Nhật Bản đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II, sau
khi động đất 9 độ Richter kéo theo sóng thần tấn công bờ biển phía đông bắc nước
này, làm gần 28.000 người chết hoặc mất tích và hàng nghìn người bị mất nhà cửa.
Thảm họa tự nhiên tệ hại nhất thế giới đã làm chao đảo nền kinh tế lớn thứ 3
toàn cầu và gây tổn thất lên tới 300 tỷ USD, buộc chính phủ Nhật phải trù tính
thêm một khoản ngân sách để phục hồi.
Nỗi lo phóng xạ còn khiến cho một số nước cấm nhập khẩu thực phẩm Nhật có xuất
xứ từ vùng thảm họa.
Thanh Hảo (Theo Reuters)