TIN BÀI LIÊN QUAN:
Một số kịch bản dưới đây được các nhà phân tích của hãng tin Mỹ CNN đặt ra như những cách có thể đặt dấu chấm hết cho cuộc khủng hoảng đang tiếp diễn ở Ukraina:
Lính vũ trang bên ngoài Simferopol, thủ phủ của Crưm hôm 3/3. (Ảnh: EPA)
Biến miền đông Ukraina thành một chiến trường sẽ phá vỡ các ngành then chốt, hủy hoại các hợp đồng dầu lửa - khí đốt ở khu vực trong nhiều năm.
Bên cạnh đó, một trận chiến cam go còn kéo vào cuộc nhiều chủ thể khác, và khi đó, toàn bộ những gì người ta nói về Thế chiến III sẽ trở thành hiện thực.
Nga rút lui: Khả năng này khó xảy ra. Moscow không đưa quân vào Crưm chỉ để "nghỉ ngơi" cuối tuần. Người Nga có nhiều tài sản quan trọng cần phải bảo vệ ở đó, và điều này không chỉ là vấn đề 60% dân số Crưm nói tiếng Nga.
Hạm đội Biển Đen của Nga đang đóng ở cảng Sevastopol để tiếp cận Địa Trung Hải (thông qua Istanbul). Một người có thể cho rằng chính lo ngại đánh mất tuyến đường này về tay một chính phủ không thân thiện ở Ukraina là những gì khiến Moscow phải chiếm giữ Crưm đầu tiên.
Nga rút quân với một số điều kiện: Có thể xảy ra! Vậy những điều kiện đó là gì? Crưm sẽ tách khỏi Ukraina và trở thành một nước bán độc lập với tình cảm rất lớn dành cho Nga. Hoặc Nga sẽ đạt được một thỏa thuận lâu dài đưa Sevastopol nhập vào lãnh thổ của mình, cũng giống như những gì Mỹ dàn xếp với Vịnh Guantanamo ở Cuba.
Dù cách nào thì Nga cũng phủ nhận việc họ có những ý đồ như vậy, phần còn lại của thế giới tiếp tục "cằn nhằn" còn Ukraina trở lại với núi nợ cần phải trả.
Nga dấn tiếp: Không bằng lòng với Crưm và nóng lòng muốn cho Kiev thấy họ đang gây rối với ai, người Nga sẽ vượt qua biên giới và giành lấy phần lớn miền đông Ukraina. Không ai biết liệu điều này có trong kế hoạch của Tổng thống Nga Vladimir Putin hay không, nhưng nếu nó xảy ra thì sẽ kéo theo kịch bản số 1.
Phương Tây chơi trò o ép: Nhà Trắng dường như muốn có được một nỗ lực thống nhất, trong đó những nước tham gia sẽ sử dụng sức mạnh chính trị và kinh tế của mình để trừng phạt Nga, khiến chính phủ mới ở Kiev hài lòng.
Vấn đề ở chỗ, một số nước lớn có vẻ miễn cưỡng trước viễn cảnh này, và nếu tất cả không đồng lòng thì mọi lệnh cấm vận đều sẽ suy yếu. Và ngay cả khi chịu tác động nặng nề bởi cuộc suy thoái năm 2008 thì Nga cũng không phải là Syria, Iran hay CHDCND Triều Tiên. Đây là một nước lớn, ít có khả năng gục ngã nhanh chóng trước bất kỳ một áp lực nào.
Còn rất nhiều viễn cảnh khác song các chuyên gia cho rằng 5 kịch bản kể trên
là những khả năng có thể xảy ra nhất vào lúc này.
Thanh Hảo (Theo CNN)