Pháp đang xúc tiến kế hoạch bán 2 tàu đổ bộ tấn công cho Nga bất chấp tình hình nóng bỏng ở Ukraina. Động thái này cho thấy bất hòa giữa các đồng minh phương Tây về cách thức tiếp cận với Nga về cuộc khủng hoảng ở Ukraina.

TIN BÀI LIÊN QUAN:

Mỹ từ lâu đã phản đối kế hoạch bán tàu này, thương vụ trị giá 1,6 tỷ USD mà theo báo New York Times sẽ "tăng cường năng lực quân sự cho Nga trước chính những nước dường như yếu ớt nhất trước áp lực của Kremlin". 

{keywords}
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: AP)

Tuy Pháp vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy hợp đồng sẽ không được xúc tiến. Các quan chức ở Paris đã tìm cách giảm nhẹ tầm cỡ của thương vụ, với việc Bộ trưởng Quốc phòng Pháp khẳng định nước này sẽ chỉ giao "các thân tàu dân sự" cho Nga.

Tuy nhiên, một chuyên gia khác cho rằng Pháp sẽ bán cho Nga thứ mà Nga không thể tự chế tạo được trong một thời gian dài.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jay Carney cho biết, chính quyền Obama đã "chuyển những lo ngại của chúng tôi" cho phía Pháp về vụ bán tàu.

Tuy nhiên, một số nhà lập pháp đang tỏ ra lo ngại về cách tiếp cận của Nhà Trắng. Các thượng nghị sĩ Mark Warner (Dân chủ, bang Virginia) and Mark Kirk (Cộng hòa, bang Illinois) cùng với các nghị sĩ Adam Kinzinger (Cộng hòa, bang Illinois) và Bill Keating (Dân chủ, bang Massachusetts) đã gửi thư cho Tổng thống vào cuối tuần trước để thúc giục ông phản đối công khai.

Tuy nhiên, những tín hiệu qua lại giữa Mỹ và Pháp đã "tố cáo" những bất đồng lớn hơn, cơ bản hơn giữa các đồng minh phương Tây đối với một phản ứng từ Nga.

Nhiều thành viên Liên minh châu Âu không muốn áp đặt các đòn trừng phạt mạnh tay lên chính phủ của ông Vladimir Putin, vì nhiều nước trong khối phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga. Các lệnh cấm vận chung cũng cần phải được tất cả thành viên EU đồng lòng quyết định.

Có lẽ ông Putin nắm được "thóp" này.

Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin mới đây còn viết trên Twitter: "Pháp đang bắt dầu suy yếu niềm tin vào chính nước này như một nhà cung cấp đáng tin cậy. Có thể đồng nghiệp của chúng ta không biết về một số việc làm đã được tạo ra ở Pháp nhờ sự hợp tác của chúng ta". 

Hồi đầu tháng, Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đặt ra một dấu mốc mới mà tại đó các đòn trừng phạt mạnh tay có thể được áp đặt. Tại một cuộc họp báo, hai nhà lãnh đạo - vốn là các nhân vật chính trong việc định hình các đòn cấm vận Nga cho đến nay - tuyên bố bất kỳ một sự phá vỡ nào của Nga đối với cuộc bầu cử 25/5 (ở Ukraina) chắc chắn sẽ dẫn tới các trừng phạt nghiệt ngã hơn nhằm vào các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế Nga.

Thanh Hảo