Nhật Bản cho biết nước này sẽ nới lỏng các lệnh cấm vận chống lại CNDCND Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng nhất trí điều tra lại vụ bắt cóc các công dân Nhật để đào tạo làm gián điệp.

TIN BÀI KHÁC:


Theo hãng tin AP, diễn biến kể trên là một bước tiến đột phá trong các mối quan hệ sóng gió giữa hai nước. 

Nhật Bản và Triều Tiên đã đạt được sự nhất trí quan trọng sau 3 ngày hai bên đàm phán, đánh dấu một sự ràng buộc tích cực nhất giữa Bình Nhưỡng với thế giới bên ngoài trong nhiều tháng qua. 

{keywords}
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.


"Kết quả của các cuộc hội đàm Nhật Bản - Triều Tiên là phía Triều Tiên cam kết với phía Nhật rằng họ sẽ thực hiện một cuộc điều tra toàn diện và triệt để" về các vụ bắt cóc cả được xác nhận lẫn còn tình nghi", Thủ tướng Shinzo Abe nói với báo chí. "Để giữ lời hứa, nước này sẽ thành lập một ủy ban đặc biệt phụ trách điều tra". 

Đổi lại, Tokyo nhất trí sẽ giảm một số lệnh cấm vận khắt khe mà nước này đã áp đặt lên Bình Nhưỡng trong những năm qua.  

Triều Tiên đã chọc giận Nhật Bản khi cách đây hơn một thập niên, nước này thừa nhận đã bắt cóc 13 người Nhật hồi những năm 1970 và 1980 để đào tạo làm gián điệp. 5 trong số họ đã được phép trở về nước. Bình Nhưỡng khẳng định 8 người còn lại đã chết song không đưa ra bằng chứng cụ thể nào. 

Dư luận Nhật Bản tỏ ra nghi ngờ và cho rằng có thể hàng chục người khác cũng bị bắt cóc.  

"Sứ mệnh của chúng ta sẽ không bao giờ kết thúc cho đến ngày mà gia đình của tất cả các nạn nhân bị bắt cóc có thể ôm con cái họ trong vòng tay của mình", Thủ tướng Abe nói. "Chúng tôi sẽ quyết tâm giải quyết vấn đề này và chúng tôi hy vọng đây sẽ là bước đầu tiên hướng tới một giải pháp tổng thể". 

Trong khi các quan hệ của Hàn Quốc vẫn rất căng thẳng, Triều Tiên lại tỏ ra mềm mỏng trong tiếp cận với Nhật Bản thời gian gần đây, đặc biệt là về chủ đề bắt cóc nhạy cảm. 

Hồi tháng 3, Bình Nhưỡng đã cho phép con gái của một phụ nữ Nhật, người bị bắt cóc hồi thập niên 1970 và sau đó chết trên đường tới Mông Cổ, được gặp ông bà cô từ Nhật sang.

Thanh Hảo