Phương Tây vẫn kiên quyết áp dụng mức trừng phạt nặng nề nhất từ trước tới nay đối với Nga sau vụ máy bay Malaysia rơi và diễn biến ở đông Ukraina căng thẳng. 

TIN BÀI LIÊN QUAN

{keywords}

Mỹ và châu Âu giáng đòn trừng phạt nặng nhất từ trước tới giờ vào Nga. Ảnh: RIA

Reuters cho biết Liên minh châu Âu đã ban hành một luật sẽ ngáng trở việc kinh doanh vũ khí của Nga, và tác động thẳng vào tài chính của 5 ngân hàng lớn của Nga vì Moscow vẫn bị cho là đang trợ giúp cho phe ly khai ở đông Ukraina. 

28 quốc gia thành viên của EU đã nhất trí thông qua biện pháp này vào đầu tuần, còn Nga gọi đây là một hành động ‘mang tính phá hoại và thiển cận’. 

Trong khi đó, giao tranh tại đông Ukraina vẫn diễn ra ác liệt, và có vẻ như lực lượng quân đội của chính phủ đang chiếm ưu thế hơn tại Donetsk – thủ phủ của quân ly khai. 

Các quan chức EU nói rằng các lệnh trừng phạt này nhằm buộc Nga phải trả giá tối đa cho hành động của mình, nhưng vẫn hạn chế tới mức thấp nhất tác động ngược trở lại cho EU.  

“Chúng tôi chắc chắn sẽ có tác động hiệu quả và đáng kể, và cụ thể lên Nga” – một quan chức EU nói.  

Các biện pháp khắc nghiệt nhất này nhằm ngăn các ngân hàng của Nga gây quỹ từ thị trường vốn của phương Tây, trong khi các biện pháp khác lại nhằm giới hạn việc buôn bán vũ khí, và xuất khẩu thiết bị công nghệ cao trong lĩnh vực dầu khí. 

Các lệnh trừng phạt này có hiệu lực bắt đầu từ ngày hôm nay, 1/8. 

Các trừng phạt này đánh dấu một sự thay đổi căn bản trong cách EU xử sự với Nga. Điều này đồng nghĩa với việc các quốc gia và công ty của EU không thể mua hay bán các trái phiếu mới hoặc vốn cấp cho doanh nghiệp qua việc bán cổ phiếu, hoặc các công cụ tài chính khác cùng với kỳ hạn thanh toán trên 90 ngày mà các ngân hàng quốc doanh lớn của Nga hoặc các đơn vị hoạt động trên danh nghĩa của họ.  

Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng việc cấm vận này cũng như con dao hai lưỡi và EU chắc chắn cũng chịu thiệt hại, đặc biệt là trong lĩnh vực dầu khí.  

Các trừng phạt này sẽ có ba tháng để xem xét, liệu chúng có đạt tới mục đích là buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin phải ‘xuống thang’ trong cuộc khủng hoảng Ukraina hay không.  

Các quan chức EU nói rằng các trừng phạt này cũng có thể được dỡ bỏ, hoặc siết chặt hơn bất kỳ lúc nào.  

Trong khi đó, hãng tin RIA của Nga cho biết Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga sẽ không chịu tác động từ các trừng phạt của Mỹ va châu Âu, vì thực thể này không thu hút các loại trái phiếu hay khoản nợ nào.

Còn người phát ngôn của Hạ viện Nga nói rằng, khi tuyên bố trừng phạt Nga, phương Tây trên thực tế đã tuyên chiến với Moscow – đó là một cuộc ‘chiến tranh Lạnh’ mới, đồng thời phớt lờ các luật lệ của Tổ chức Thương mại Thế giới khi bảo vệ nền kinh tế của họ và tìm cách giáng đòn vào các công ty của Nga và châu Âu.   

Lê Thu