Lực lượng nổi dậy ở Libya sẽ hết tiền và cạn lương thực trong "3 hoặc 4 tuần
nữa" nếu không nhận được hỗ trợ của phương Tây.
Ai bán siêu tên lửa cho Libya?
Trung Quốc, Nga đổ vũ khí vào Libya?
Mỹ điều "sát thủ trên không" tới Libya
Cận cảnh 'cỗ máy chiến tranh' chống Libya
Thiếu đạn ở Libya sau 1 tháng chiến tranh?
Phơi bày hợp đồng vũ khí bí mật Anh - Libya
Các bác sĩ tại bệnh viện Hikma ở Misrurata đang hết dần thuốc. (Ảnh:
Telegraph)
Ali Tarhouni, người được cho là sẽ trở thành Bộ trưởng Tài chính của Hội đồng
Chuyển tiếp quốc gia Libya, cho biết ông hy vọng sẽ nhận được 3 tỷ USD trong
những ngày tới từ Mỹ, Pháp và Italy.
Hội đồng Chuyển tiếp quốc gia Libya là một hình thức chính phủ do quân nổi dậy tự thành lập.
Khoản vay nói trên sẽ được đảm bảo bằng tài sản của Libya ở nước ngoài do các doanh thu từ dầu mỏ mang lại, được cho là không dưới 165 tỷ USD nhưng đang bị đóng băng vì cấm vận.
Tuy nhiên, nếu không có khoản tiền này - mà việc giải ngân được cho là rất phức tạp - đại nghĩa của lực lượng nổi dậy sẽ đối mặt với một cuộc khủng hoảng khi phải chi trả cho các dịch vụ cơ bản ở phía đông đất nước.
"Tôi cần khoảng 2-3 tỷ USD và chúng tôi hy vọng sẽ nhận được gần hết hoặc toàn bộ số này", ông Tarhouni kêu gọi từ thành trì Benghazi. "Chúng tôi có thể trụ được thêm 3-4 tuần nữa nhưng người dân đang thực sự cần giúp đỡ".
Tarhouni cho biết, mỗi ngày, ban lãnh đạo nổi dậy tiêu tốn tới 100 triệu USD để điều hành các khu vực dưới quyền kiểm soát của mình. Quan chức này còn khẳng định nếu có được số tiền ông đang tìm kiếm thì cũng chỉ chi trả được 3 tháng.
Trong nhiều năm qua, Libya phụ thuộc vào các nguồn thu dầu lửa để chi trả cho các dịch vụ chính phủ. Tuy nhiên, trong những ngày này cả hai phe ở đất nước Bắc Phi vẫn chưa có hợp đồng bán dầu nào.
Khi các ngân hàng cạn vốn, người dân cũng không còn tiền để mua thực phẩm. "Tôi không rút được tiền trong hai tháng rồi". Salem Hamoudi, 38 tuổi, nói khi đang xếp hàng bên ngoài một trong vài ngân hàng vẫn mở cửa ở Benghazi.
Các kho dự trữ thực phẩm cũng đang hết dần khi đồng dinar của Libya rớt giá thê thảm so với đôla và chi phí nhập khẩu các loại thực phẩm thiết yếu tăng chóng mặt.
Một số cư dân khu ổ chuột Nayfouz ở Benghazi đau khổ nói rằng họ buộc phải đi ăn xin chứ không còn cách nào khác.
Thanh Hảo (Theo Telegraph)
Hội đồng Chuyển tiếp quốc gia Libya là một hình thức chính phủ do quân nổi dậy tự thành lập.
Khoản vay nói trên sẽ được đảm bảo bằng tài sản của Libya ở nước ngoài do các doanh thu từ dầu mỏ mang lại, được cho là không dưới 165 tỷ USD nhưng đang bị đóng băng vì cấm vận.
Tuy nhiên, nếu không có khoản tiền này - mà việc giải ngân được cho là rất phức tạp - đại nghĩa của lực lượng nổi dậy sẽ đối mặt với một cuộc khủng hoảng khi phải chi trả cho các dịch vụ cơ bản ở phía đông đất nước.
"Tôi cần khoảng 2-3 tỷ USD và chúng tôi hy vọng sẽ nhận được gần hết hoặc toàn bộ số này", ông Tarhouni kêu gọi từ thành trì Benghazi. "Chúng tôi có thể trụ được thêm 3-4 tuần nữa nhưng người dân đang thực sự cần giúp đỡ".
Tarhouni cho biết, mỗi ngày, ban lãnh đạo nổi dậy tiêu tốn tới 100 triệu USD để điều hành các khu vực dưới quyền kiểm soát của mình. Quan chức này còn khẳng định nếu có được số tiền ông đang tìm kiếm thì cũng chỉ chi trả được 3 tháng.
Trong nhiều năm qua, Libya phụ thuộc vào các nguồn thu dầu lửa để chi trả cho các dịch vụ chính phủ. Tuy nhiên, trong những ngày này cả hai phe ở đất nước Bắc Phi vẫn chưa có hợp đồng bán dầu nào.
Khi các ngân hàng cạn vốn, người dân cũng không còn tiền để mua thực phẩm. "Tôi không rút được tiền trong hai tháng rồi". Salem Hamoudi, 38 tuổi, nói khi đang xếp hàng bên ngoài một trong vài ngân hàng vẫn mở cửa ở Benghazi.
Các kho dự trữ thực phẩm cũng đang hết dần khi đồng dinar của Libya rớt giá thê thảm so với đôla và chi phí nhập khẩu các loại thực phẩm thiết yếu tăng chóng mặt.
Một số cư dân khu ổ chuột Nayfouz ở Benghazi đau khổ nói rằng họ buộc phải đi ăn xin chứ không còn cách nào khác.
Thanh Hảo (Theo Telegraph)