Một tháng kể từ khi chiến dịch Libya bắt đầu, liên quân vẫn tốn nhiều bom đạn cho các cuộc oanh kích còn đại tá Muammar Gaddafi kiên quyết không nhượng bộ trong khi chiến trận trên bộ giữa lực lượng nổi dậy và quân đội chính phủ bế tắc.

Mỹ, đồng minh "tìm chỗ tị nạn" cho Gaddafi
Quân Gaddafi nã pháo vào thành phố nổi dậy
Mỹ vẫn "lén" ném bom Libya
Phận trẻ em trong trại tị nạn Libya
Phơi bày hợp đồng vũ khí bí mật Anh - Libya
Mỹ và Anh "tuồn" mật vụ vào Libya
Con gái Gaddafi lên tiếng bảo vệ cha
Liên quân thề đánh đến khi Gaddafi ra đi
Gaddafi chi cho nữ bắn tỉa 1000 USD/ngày
Quân đối lập "hack" mạng di động của Gaddafi




Chiến sự ở Libya vẫn diễn ra ác liệt. (Ảnh: Reuters)


"Thiếu đạn"

Sau khi Hội đồng Bảo an cho phép "sử dụng mọi biện pháp cần thiết" để lập vùng cấm bay trên không phận Libya, ngày 19/3, Mỹ và các nước đồng minh đã bắt đầu các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của chính quyền Libya nhằm yểm trợ quân nổi dậy và tăng sức ép đòi đại tá Gaddafi phải từ bỏ quyền lực. 

Vào ngày 30/3, Mỹ đã trao quyền chỉ huy cho NATO và chuyển sang vai trò hỗ trợ. Với khoảng 60 máy bay chiến đấu, 6 nước thành viên NATO gồm
Anh, Pháp, Bỉ, Đan Mạch, Na Uy và Canada đã tham gia chiến dịch dự định sẽ kéo dài 3 tháng này.

L
ãnh đạo các nước Anh, Pháp và Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự này cho đến khi nào Muammar Gaddafi phải thoái lui. Tuy nhiên, các các quan chức NATO thừa nhận họ đang thiếu bom chính xác cao và nhiều loại đạn dược khác để mở rộng tấn công.

NATO hiện cũng phải tìm kiếm thêm chiến đấu cơ từ các thành viên để duy trì chiến dịch dài hạn và giảm bớt sức căng về phi công khi họ liên tục phải lặp lại các nhiệm vụ chiến đấu.

Trong khi đó, Anh và Pháp than phiền rằng các thành viên NATO khác không cung cấp đủ hỏa lực cần thiết để loại trừ các xe bọc sắt của Gaddafi và giúp quân nổi dậy ở phía đông hạ bệ vị đại tá này.

"Gaddafi quyết không từ chức"

Tuyên bố để ngỏ khả năng sẽ tổ chức bầu cử dân chủ và trưng cầu dân ý về cải cách chính trị, chính quyền Libya khẳng định đại tá Muammar Gaddafi sẽ không từ chức, nhấn mạnh
chỉ người dân Libya mới có quyền quyết định số phận quyền lực ông chứ không phải quốc tế.
 
Mặc dù một số quan chức trong chính quyền đã đào tẩu sang phe nổi dậy hoặc chạy ra nước ngoài tị nạn, ông Gaddafi vẫn không nao núng và kiên quyết không nhượng bộ.

Con gái Aisha của ông còn tuyên bố trước những người ủng hộ ở Tripoli rằng
yêu cầu cha cô ra đi là một sự xúc phạm đến phẩm giá người Libya và Muammar Gaddafi không chỉ ở Libya mà còn ở trong tim tất cả người dân nước này".

Mới đây, ông Gaddafi đã chấp nhận kế hoạch hòa bình do Liên minh châu Phi (AU) đề xuất nhằm tìm lối thoát cho xung đột Libya.

Kế hoạch của AU bao gồm các điểm chính: Một lệnh ngừng bắn lập tức; Không cản trở việc giao đồ viện trợ; Bảo vệ công dân nước ngoài; Một cuộc đối thoại giữa chính phủ và quân nổi dậy về một giải pháp chính trị; Đình chỉ cuộc không kích của NATO.

Tuy nhiên, phe nổi dậy ở đại bản doanh Benghazi, thành phố lớn thứ 2 Libya, bác bỏ kế hoạch này, viện dẫn nó không khả thi vì thiếu các điều khoản buộc nhà lãnh đạo Libya phải từ chức.

Bế tắc 

Trên chiến trường, lực lượng nổi dậy và quân đội trung thành với đại tá Gaddafi vẫn giao chiến ác liệt.

Đối mặt với chiến dịch bắn phá dữ dội của quân đội chính phủ ở tuyến đầu Misrata, thành phố lớn thứ 3 ở Libya, quân nổi dậy đã đề nghị NATO thực hiện thêm các cuộc không kích yểm trợ. 

Tuy nhiên, không phải dễ dàng mà các chiến đấu cơ của liên quân xác định được các mục tiêu cần nhắm tới. Mặc dù hệ thống phòng không của Libya bị hạ gục ngay trong những ngày đầu chiến dịch, lực lượng xe bọc thép của họ lại được ngụy trang rất kỹ và ẩn bên các con đường khiến cho máy bay liên quân nhiều lần xuất kích và quay về căn cứ với nguyên số bom và tên lửa dưới cánh.

Cho rằng NATO phản ứng quá chậm, phe nổi dậy - vốn không đủ mạnh để tự hạ bệ Gaddafi - đã lên tiếng kêu gọi Mỹ quay lại hạ gục lực lượng trên bộ của chính phủ, mở đường cho họ tiến về Tripoli. Anh và Pháp có chung mong muốn này nhưng Mỹ vẫn chưa đưa ra quyết định. 

Trong bối cảnh đó, các thông tin tình báo mới đánh giá không ai trong số các lãnh đạo đối lập ở Libya nổi lên như một người đáng tin cậy để kế nhiệm Gaddafi.

Thanh Hảo