Trong lúc CHDCND Triều Tiên đang kỷ niệm sinh nhật của cố Chủ tịch Kim Jong-il, thế giới vẫn chưa rõ con trai và cũng là người kế vị Kim Jong-un sẽ điều hành đất nước "khép kín" nhất này như thế nào. Nhưng nếu như vị lãnh đạo trẻ muốn thổi một làn gió mới vào nền kinh tế, thì anh ta sẽ thấy các doanh nghiệp nước ngoài vẫn đang kiên trì tìm các cơ hội tại nơi đây.

Chỉ vài năm trước đây, một người đàn ông Thụy Điển trẻ tuổi đã vượt biên giới để vào lãnh thổ CHDCND Triều Tiên. Trong túi xách của anh là vô số cuộn chỉ và một lượng lớn tiền mặt.


Câu chuyện đó là bản chất của việc kinh doanh trong nền kinh tế khép kín nhất thế giới hiện nay.

Tor Rauden Kallstigen là một gương mặt mới tinh đồng sáng lập Noko Jeans - nhãn hiệu quần áo đầu tiên của phương Tây gắn mác "Sản xuất tại Bắc Triều Tiên".

"Ở Triều Tiên, họ không sản xuất bất kỳ nguyên vật liệu nào" - Kallstigen nói. "Từ cái cúc, cho tới chỉ, hay bất cứ thứ gì - bạn phải gửi mọi thứ tới đất nước này".

Và thậm chí sau đó, vẫn có những thứ mà bạn không thể đơn giản là gửi đến đây.

"Do đó chỉ là một dự án nhỏ nên chúng tôi mang tiền mặt đến để cấp vốn cho sản xuất, bởi vì làm việc theo cách của ngân hàng sở tại quá là phức tạp" - Kallstigen giải thích.

Triều Tiên không phải là nơi đầu tiên mà mọi người có thể nghĩ đến khi thiết lập việc kinh doanh, chủ yếu là do thể chế chính trị.

Người dân sở tại hầu như không hề có mối liên hệ nào với thế giới bên ngoài - internet hay là các đường dây điện thoại quốc tế đều bị cấm.

Nhưng vẫn còn nhiều điều khác khiến bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng, khi xem xét tới các khó khăn thực tế. Một nền kinh tế bị nuốt chửng từ nhiều thập kỷ trước đó do việc kế hoạch hoá kinh tế, với các con đường được tu sửa một cách qua quýt, các nguồn điện cung cấp không ổn định, và lực lượng lao động luôn phải đối mặt với nạn đói.

Đó là trước khi bạn tìm cách xuyên qua các lệnh cấm vận nhằm vào quốc gia này do Liên Hợp Quốc và các nền kinh tế lớn khác ban hành.

Tor Rauden Kallstigen, đồng sáng lập Noko Jeans
Và tất nhiên, Triều Tiên cũng chưa tính đến việc thu hút đầu tư nước ngoài.

Giống như rất nhiều vấn đề khác, Triều Tiên vẫn giữ bí mật về dữ liệu kinh tế của mình.

 Nhưng Hội nghị LHQ về Thương mại và Phát triển ước tính rằng đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Triều Tiên là 38 triệu USD và rằng tổng số tiền được đầu tư vào quốc gia này trong vòng vài thập kỷ qua là 1,475 tỉ USD.

Hầu hết trong số đó là tiền đầu tư từ Trung Quốc.

Triều Tiên nằm ngay ở cửa ngõ của bán đảo và được cho là có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên – than, gỗ, sắt, vàng, đồng. Đây đều là những thứ mà Trung Quốc đang rất cần.

Do đó, các công ty gia công ở Trung Quốc đều đầu tư vào các đặc khu kinh tế - thiết lập nên hàng loạt các nhà máy dọc biên giới Triều Tiên – Trung Quốc.

“Tất cả các đặc khu kinh tế đều cần đầy đủ điện, nước và hệ thống giao thông” - Andray Abrahamian, giám đốc điều hành của công ty Choson Exchange, một nhóm tư vấn tình nguyện giúp huấn luyện các kỹ năng kinh doanh cho người Triều Tiên, nói.

“Hai công ty [đầu tiên] đã gặp trục trặc ở Rason trong suốt 20 năm qua. Hãy tưởng tượng là – một đặc khu kinh tế, tồn tại suốt 20 năm qua và họ chẳng cần để tâm tới việc làm đường tới biên giới (Trung Quốc). Nhưng phải nói rằng giờ điều đó thật sự quan trọng”.

Chính các công ty Trung Quốc phải làm các việc này và cung cấp đường điện xuyên biên giới tới khu Rason, chứ không phải là chính quyền Triều Tiên - Andray Abrahamian nói.

“Ít nhất thì khi phía Trung Quốc nói rằng: ‘Đây sẽ trở thành một khu vực đầu tư’, họ đặt đường điện và điện thoại và đường ống cống” – Paul French, một nhà phân tích thị trường có trụ sở tại Trung Quốc và tác giả của cuốn sách lịch sử “Triều Tiên, bán đảo ngờ vực”.

Hàn Quốc cũng thiết lập khu Liên hợp Công nghiệp Gaesong với láng giềng phương bắc, với hơn 50.000 công nhân và đóng góp 1,7 tỉ USD vào thương mại giữa hai miền trong năm ngoái.

Các quốc gia khác cũng quan tâm tới việc đầu tư vào Triều Tiên. Đức, Nga, Ấn Độ đều có hoạt động kinh doanh với Bình Nhưỡng. Australia cũng được cho là quan tâm tới khai thác khoáng sản và Anh thì muốn làm ăn về mặt tài chính.

Nhưng rất ít người cởi mở về công việc kinh doanh của họ. Có những vấn đề nhạy cảm chính trị quanh việc làm ăn với một quốc gia phải chịu các lệnh trừng phạt và từng bị cựu Tổng thống Mỹ George Bush liệt vào “trục ma quỷ”.

Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy chính phủ Triều Tiên ý thức được các vấn đề và muốn giúp cho mọi việc trở nên đơn giản hơn.

“Trong vài năm qua, chúng tôi thấy có những cải cách về luật p háp, điều này giúp làm sáng tỏ định nghĩa hợp pháp về một công ty, và làm thế nào để công ty nước ngoài được cấp phép kinh doanh tại đây” – Andray Abrahamian nói.

Trong những năm gần đây, quan điểm của chính phủ đã có những sự thay đổi.

“Có thêm nhiều thông điệp về sự phồn vinh, chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế - và họ trở nên chú ý hơn vào các chi phí cho quân sự” – ông nói.

Khi mới ngoài 20 tuổi, Tor đã cùng các đồng sự thành lập nên cơ sở sản xuất quần jeans ở Bình Nhưỡng.

“Ở Triều Tiên việc kinh doanh có thể thật sự rất là khó khăn. Đôi khi bạn thấy mình hoàn toàn trong không gian tối thui, và bạn chẳng biết điều gì đang xảy ra. Có lúc bạn lại mất liên lạc với những người đang nắm quyền. Bạn chỉ còn cách phải bền bỉ và hy vọng vào những gì tốt đẹp nhất” – Tor nói.

Sauk hi Noko Jeans cho chạy một gian hàng ở Thụy Điển vào năm 2010, một sự náo động của giới truyên thông đã khiến cho hãng bán lẻ Thụy Điển và cả nhà máy sản xuất ở Triều Tiên phải hủy các thỏa thuận với công ty của Kallstigen.

Thực sự, Triều Tiên có thứ mà giới kinh doanh cần, bao gồm lực lượng lao động giá rẻ nhưng lại có học vấn cao, kỷ luật tốt và chi phí lao động thấp.

“Mức lương tối thiểu ở đặc khu kinh tế Rason là khoảng 80 USD/tháng. Còn tại Gaesong thì thấp hơn, chỉ khoảng 65 USD. Ở Trung Quốc, chi phí lao động đã tăng lên, do đó đây là một lợi thế” – Andray Abrahamian nói.

Nhưng Paul French lại nói rằng sự tàn phá của nền kinh tế Triều Tiên trong những năm gần đây đồng nghĩa với việc những gì còn lại cho đất nước này để xây dựng là quá ít.

“Nếu bạn đến các thị trấn biên giới dọc sống Yalu, bên phía Trung Quốc, tất cả những gì bạn thấy là gỗ và đồng và các mảnh kim loại vỡ từ những chiếc máy cũ. Chúng có nguồn gốc từ Triều Tiên và được bán với giá rẻ bèo cho các thương lái sắt vụn của Trung Quốc. Bạn đang chứng kiến cảnh người ta bán buôn số tài sản phơi bày toàn bộ nền kinh tế trong suốt quá trình 15 năm.

Câu hỏi lúc này là, “Nếu bạn tới đó [ Triều Tiên] và ký kết một bản hợp đồng, thì liệu có còn ai đó vẫn còn ngồi đó, bật công tắc đèn lên và cho máy chạy lần nữa? Tôi thì rất nghi ngờ điều đó” – Paul French nói.

Lê Thu (theo BBC)

Triều Tiên long trọng mừng sinh nhật Kim Jong-il
Triều Tiên đang diễn ra các hoạt động kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 cho cố chủ tịch Kim Jong-il .
 
Dân Hàn bị phạt vì tự liên lạc với Triều Tiên
<div style="text-align: justify;">Ba nhà hoạt động của Hàn Quốc ủng hộ việc thống nhất hai miền Triều Tiên sẽ phải đối mặt với hình phạt vì đã tự ý liên lạc trái pháp luật với những người ở CHDCND Triều Tiên tại Trung Quốc.
 
Đảng cầm quyền Hàn Quốc đổi tên
Sáng nay (3/2), đảng Đại Dân tộc cầm quyền tại Hàn Quốc đã tuyên bố đổi tên nhằm làm mới hình ảnh của mình trước khi cuộc bầu cử vào tháng Tư tới.