Hàn Quốc đã triển khai hệ thống tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp để phá hủy các mục tiêu như cơ sở tên lửa hoặc hạt nhân ở bất kỳ nơi nào trên đất Triều Tiên.


Bức ảnh trên tờ Yonhap chụp loại tên lửa mới do Hàn Quốc công bố nhằm đáp trả Triều Tiên. Hình chụp không ghi rõ ngày thực hiện vụ thử tên lửa cũng như địa điểm tiến hành vụ thử.

Tuyên bố trên do Bộ Quốc phòng Hàn Quốc vừa đưa ra.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc phát đi một clip về việc thử nghiệm các tên lửa, và nói rằng họ có thể tấn công 'bất kỳ nơi nào' ở Triều Tiên.

"Với các tiềm lực như vậy, quân đội của chúng tôi có thể trừng phạt một cách cứng rắn và triệt để các khiêu khích táo bạo của Triều Tiên trong khi vẫn duy trì sự sẵn sàng" - Thiếu tướng Shin Won-Sik nói.

Bộ này không đưa ra thông tin chi tiết về tầm xa của tên lửa mà Hàn Quốc triển khai, nhưng hãng tin Yonhap cho biết, tên lửa đầu đạn hạt nhân này có thể phóng trúng các địa điểm trong tầm 625 km.

Các tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp không nằm trong thỏa thuận giữa Mỹ - Hàn nhằm giới hạn tầm bắn của tên lửa đạn đạo của Hàn Quốc.

Hàn Quốc đang gây sức ép để mở rộng tầm bắn của tên lửa sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử tên lửa vào tuần qua.

Mỹ và Hàn Quốc được cho là đang sắp đạt được thỏa thuận về việc xem xét lại giao kèo năm 2001 nhằm giới hạn tầm bắn của tên lửa đạn đạo Hàn trong tầm 300km.

Mỹ có hơn 28000 lính đồn trú tại Hàn Quốc và đảm bảo rằng một chiếc triển khai 'ô hạt nhân' trong trường hợp có chiến tranh. Đổi lại, Seoul phải chấp thuận các giới hạn về tiềm lực tên lửa.

Theo dữ liệu của Seoul, Triều Tiên có khoảng 600 tên lửa Scud có thể tấn công các mục tiêu ở Hàn Quốc, và khả năng có thể vươn tới lãnh thổ Nhật trong một số trường hợp.

Khoảng 200 tên lửa Rodong-1 có thể bắn tới Tokyo. Thêm vào dods, Triều Tiên đã có ba lần phóng thử tên lửa tầm xa Taepodong.

Tên lửa Triều Tiên trình diễn trong hôm duyệt binh vào Chủ nhật vừa qua

Trong khi đó, thông tin từ một trang báo về quốc phòng cho hay các quan chức LHQ đang điều tra các cáo buộc rằng Trung Quốc đã cung cấp công nghệ cho máy phóng tên lửa của Triều Tiên, việc này có khả năng vi phạm các lệnh trừng phạt của LHQ.

 Tuần báo Quốc phòng IHS Jane's trích lời một quan chức cấp cao thân với ủy ban trừng phạt của Hội đồng Bảo an LHQ rằng một nhóm các chuyên gia đã 'biết về tình hình và có thể sẽ theo đuổi việc điều tra'.

Ủy ban này có nhiệm vụ giám sát các vụ vi phạm các lệnh trừng phạt đối với chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Trong lễ duyệt binh hôm Chủ nhật vừa qua tại Bình Nhưỡng để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của lãnh tụ Kim Nhật Thành, Triều Tiên đã trình diễn một bệ phóng 16 bánh có vẻ như đã mang một tên lửa tầm trung.

Tờ IHS Jane's cho rằng trước đó Trung Quốc có vẻ như đã cung cấp thiết kế hoặc thiết bị hiện tại cho Triều Tiên.

Trang báo này cho rằng hệ thống lắp ống phóng (TEL) có vẻ như dựa trên một thiết kế của Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Không gian Trung Quốc.

Tùy thuộc vào thiết bị - hoặc thiết kế của thiết bị - được chuyển giao cho Triều Tiên theo cách nào, Trung Quốc có thể bị coi là vi phạm lệnh trừng phạt của LHQ sau khi Bình Nhưỡng tiến hành các vụ thử tên lửa năm 2006 và 2009.

  • Lê Thu (theo CNA)

Trung Quốc đáp trả Triều Tiên sau vụ thử tên lửa
Tờ báo của Nhật Bản cho biết, Trung Quốc đã tạm ngừng hồi hương Triều Tiên những người vượt biên nhằm đáp trả việc Bình Nhưỡng đã tiến hành vụ thử tên lửa hôm 13/4 vừa qua.
 
Triều Tiên 'không chắc chắn' về thỏa thuận hạt nhân
Triều Tiên nói rằng họ không còn chắc chắn về việc ngừng thử nghiệm tên lửa và hạt nhân đã thông qua với Mỹ vào tháng Hai vừa qua để đổi lấy viện trợ lương thực.
 
Mảnh vỡ tên lửa Triều Tiên "mất tích" trên biển
Hàn Quốc đã chấm dứt công cuộc tìm kiếm tàn tích từ vụ phóng tên lửa thất bại của Triều Tiên khi chưa tìm được mảnh vỡ nào, Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho biết.
 
Trung Quốc đồng ý trừng phạt Triều Tiên
 Ngoại trưởng Mỹ nói: Trung Quốc cùng với các cường quốc khác trên thế giới sẽ ủng hộ 'hệ quả thêm nữa' nhằm đáp trả Triều Tiên nếu như họ tiến hành các hành động khiêu khích sau vụ thử tên lửa vừa qua.
 
Nguyên nhân Triều Tiên thử tên lửa luôn thất bại
Việc Triều Tiên thất bại trong việc phóng tên lửa cho thấy "có vấn đề trong việc lập trình, xét trong khía cạnh rút kinh nghiệm từ các thành công và thất bại trước đó, rồi sau đó xây dựng nên tên lửa mới".
 
Phản ứng kỳ lạ của Nga về thử tên lửa Triều Tiên
Nga cho rằng Triều Tiên có quyền thăm dò không gian vì mục đích hòa bình và trong tương lai, lệnh cấm của Liên Hợp Quốc đối với hoạt động này nên được giỡ bỏ.
 
Hồ sơ chương trình tên lửa của Triều Tiên
Vụ phóng thất bại tên lửa đẩy Unha-3 đánh dấu lần phóng thất bại liên tiếp thứ ba trong chương trình không gian của Triều Tiên. Trước đó, trong một sứ mệnh tương tự vào năm 2009, Triều Tiên cũng đã gặp thất bại.