Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết: Trung Quốc cùng với các cường quốc khác trên thế giới sẽ ủng hộ 'hệ quả thêm nữa' nhằm đáp trả Triều Tiên nếu như họ tiến hành các hành động khiêu khích sau vụ thử tên lửa vừa qua.
Người dân Hàn Quốc theo dõi việc Triều Tiên phóng tên lửa |
'Chúng tôi đang làm việc để đảm bảo lãnh đạo mới của Triều Tiên lắng nghe rành mạch từ cộng đồng quốc tế rằng hành động khiêu khích của họ sẽ không được lợi gì" - bà Clinton nói trong suốt chuyến thăm tới Brasilia.
Bà đã kêu gọi hành động từ Liên Hợp Quốc để đáp trả lại việc Triều Tiên thử tên lửa vào thứ Sáu tuần qua. Phương Tây cho rằng việc phóng tên lửa đưa vệ tinh vào quỹ đạo này chỉ nhằm thử tên lửa tầm xa.
Trong hôm qua, Hội đồng Bảo an cũng yêu cầu thắt chặt lệnh trừng phạt Triều Tiên và cảnh báo các hành động tiếp theo nếu như quốc gia này tiến hành thử hạt nhân.
"Tất cả chúng tôi đều đồng tình -- kể cả Trung Quốc -- rằng sẽ có các hệ quả thêm nữa nếu như họ theo đuổi hành động khiêu khích khác" - bà Clinton nói trong cuộc họp báo với Ngoại trưởng Brazil Antonio Patriota.
Hội đồng Bảo an LHQ đã cực lực phản đối việc Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân, dù thất bại, và cho rằng họ đã vi phạm nghiêm trọng các nghị quyết của LHQ.
"Hội đồng Bảo an lấy làm tiếc rằng vụ phóng tên lửa như vậy đã gây nên lo ngại an ninh nghiêm trọng trong khu vực" - HĐBA nói trong một tuyên bố.
Vụ phóng tên lửa Quang Minh Tinh-3 đưa vệ tinh Ngân Hà-3 lên quỹ đạo đã không thành công, cùng lúc với thời điểm Triều Tiên kỷ niệm 100 năm ngày sinh của lãnh tụ Kim Nhật Thành.
Cùng lúc, HĐBA còn yêu cầu CHDCND Triều Tiên không tiến hành vụ thử tên lửa sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo nào nữa.
Đại sứ Mỹ Susan Rice tại LHQ đã nói với các phóng viên về bản tuyên bố, và đề cập tới các lệnh trừng phạt mới.
"HĐBA đã chỉ dẫn cho Ủy ban Trừng phạt Triều Tiên để bổ sung thêm các thực thể của Triều Tiên - bao gồm cả các công ty - sẽ bị phong tỏa tài sản, cũng như xác định thêm công nghệ phát tán nhạy cảm có thể bị cấm chuyển tới hoặc chuyển đi từ Triều Tiên" - bà Rice nói.
"Ủy ban này sẽ thực hiện một số hành động để đẩy mạnh việc thực thi các lệnh trừng phạt hiện có" - bà Rice nói thêm.
"HĐBA đang thể hiện rõ quyết tâm hành động của mình một cách thích đáng trong trường hợp Triều Tiên tiến hành phóng tên lửa hoặc thử nghiệm hạt nhân khác" - Đại sứ Susan Rice nói.
Trong khi đó, các báo cáo của cơ quan tình báo Hàn Quốc có nói đến việc Triều Tiên đang lên kế hoạch tiến hành thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất tại Kilju, gần biên giới Trung Quốc.
Kênh truyền hình YTN của Hàn Quốc trích lời một nguồn tin tình báo cho biết rằng Triều Tiên đã thực hiện 4 vụ thử trong vòng 16 tuần cho tới đầu năm nay để phát triển mộ loại tên lửa liên lục địa tại một cơ sở thử nghiệm ở Musudan-ri, nằm ở duyên hải miền đông bắc đất nước.
Tờ Yonhap cũng thông tin rằng, theo tờ báo Nhật thân với Bình Nhưỡng, Triều Tiên đang lên kế hoạch phát triển một loại vệ tinh khác và một thiết bị phóng tên lửa khác trong vòng 5 năm tới sau 'bước lùi' từ vụ phóng tên lửa thất bại hôm thứ Sáu vừa qua.
Thu Lượng (Tổng hợp từ RIA/Yonhap/Channel News Asia)
Nguyên nhân Triều Tiên thử tên lửa luôn thất bại
Việc Triều Tiên thất bại trong việc phóng tên lửa cho thấy "có vấn đề trong việc lập trình,
xét trong khía cạnh rút kinh nghiệm từ các thành công và thất bại trước đó, rồi
sau đó xây dựng nên tên lửa mới".
Phản ứng kỳ lạ của Nga về thử tên lửa Triều Tiên
Nga cho rằng Triều Tiên có quyền thăm dò không gian vì mục
đích hòa bình và trong tương lai, lệnh cấm của Liên Hợp Quốc đối với hoạt động
này nên được giỡ bỏ.
Hồ sơ chương trình tên lửa của Triều Tiên
Vụ phóng thất bại tên lửa đẩy Unha-3 đánh dấu lần phóng thất bại liên tiếp thứ ba trong chương trình không gian của Triều Tiên. Trước đó, trong một sứ mệnh tương tự vào năm 2009, Triều Tiên cũng đã gặp thất bại.
Triều Tiên trình làng tên lửa mới
Triều Tiên hôm nay (15/4) đã tiết lộ một tên lửa mới tại lễ diễu binh tại
Bình Nhưỡng, vốn diễn ra để kỷ niệm 100 năm ngày sinh người sáng lập Triều Tiên
Kim Nhật Thành.
Triều Tiên đang phát triển tên lửa tầm xa mới
Theo truyền hình Hàn Quốc, Bình Nhưỡng đang phát triển
một loại tên lửa đạn đạo tầm xa mới nhằm đưa vệ tinh vào quỹ đạo.
Phía sau sự kiện Triều Tiên phóng vệ tinh
Tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng bị nổ tung chỉ một phút sau khi rời giàn phóng. Hội đồng Bảo an triệu tập phiên họp khẩn cấp, trong khi giới chuyên gia lo ngại Triều Tiên sẽ cho thử hạt nhân để cứu vãn tình thế.
Triều Tiên: Tên lửa rơi do công nghệ cũ của Liên Xô?
Theo báo Hồng Kông, tên lửa của Triều Tiên rơi là do công nghệ có thể đã lạc hậu, và có vấn đề trong động cơ đẩy.
Triều Tiên chi bao tiền cho vụ phóng tên lửa?
Triều Tiên đã chi khoảng 850 triệu USD cho vụ phóng tên lửa, vốn bị Mỹ và các nước đồng minh gọi là "một hành động khiêu khích", các quan chức
tình báo tại Seoul ước tính.
Vì sao tên lửa Triều Tiên phóng thất bại?
Các chuyên gia nước ngoài tin rằng, Triều Tiên chưa thực sự làm chủ được
các công nghệ cần thiết để gắn đầu đạn hạt nhân lên tên lửa tầm xa.
Triều Tiên thừa nhận phóng tên lửa không thành công
Hơn 3 tiếng đồng hồ sau khi phóng tên lửa Kwangmyongsong-3 đưa vệ tinh
Unha-3 vào không gian, giới chức Triều Tiên chính thức lên
tiếng về việc 'không thành công'.
Phản ứng quốc tế khi Triều Tiên phóng tên lửa
Nhật nói rằng lấy làm 'tiếc' sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên và sẽ cân nhắc trừng phạt kinh tế. Còn Hàn Quốc thì 'cực lực phản đối' và sẽ bàn với Mỹ để tìm ra biện pháp phản ứng 'quyết đoán'.
Triều Tiên phóng tên lửa "thất bại"?
Một quan chức Mỹ đã xác nhận, một tên lửa tầm xa của Triều Tiên đã vỡ
tan giữa không trung sau khi được phóng. Giới chức Mỹ cho biết, họ tin
rằng tên lửa vỡ tan thành nhiều mảnh trong khí quyển trái đất trước khi
rơi xuống biển.
|