Nếu như chế độ của Syria có thể trụ lại được, thì đó có thể một phần là nhờ sự hỗ trợ của Iran. Bị cô lập với thế giới, Syria có thể sẽ trở nên lệ thuộc vào Iran. Và nếu điều đó xảy ra, tầm ảnh hưởng của Iran có thể sẽ trải dài từ tây Afghanistan cho tới Beirut.
Điều này có thể tạo ra một sự thay đổi nền tảng về cân bằng quyền lực ở Trung Đông, biến giấc mơ trở thành một cường quốc thống trị khu vực của Iran trở thành hiện thực tại Vịnh Ba Tư và xa hơn thế. Đây từng là giấc mơ của quốc vương và giáo chủ Iran. Và đó là lý do tại sao Mỹ lại đang bị ám ảnh bởi vấn đề Syria.
Tổng thống Iran Ahmadinejad và Tổng thống Syria Bashar al-Assad |
Thứ nhất là điều đó sẽ khiến cho các cường quốc toàn cầu như Mỹ từ bỏ ý định tiêu diệt Iran, do tầm ảnh hưởng của Iran sẽ tạo ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm không thể phán đoán được.
Thứ hai, điều đó sẽ hợp thức hóa chế độ bên trong Iran và trong khu vực và bất kỳ tính chính thống nào mà họ hiện có.
Thứ ba là với sự hiện diện của Iran dọc biên giới phía bắc Ả Rập Xê Út tại Iraq và Shia khắp duyên hải phía tây của Vịnh Ba Tư, Iran có thể tạo ra những thay đổi trong các khoản đóng góp tài chính thu được từ dầu lửa. Đối mặt với việc gìn giữ chế độ, Ả Rập Xê Út và các quốc gia vùng Vịnh khác sẽ phải linh hoạt trong các yêu cầu của Iran.
Iran đã áp dụng chiến lược của mình trong các chế độ có các hệ tư tưởng khác nhau. Quốc vương là người được cho là không ổn định về mặt tâm lý và có chứng hoang tưởng tự đại, lại theo đuổi chiến lược này cùng với sự kiềm chế và thận trọng. Iran hiện tại cũng được cho là có tâm lý và tư tưởng không ổn định, nhưng lại kiềm chế trong hành động của mình. Cách diễn đạt và ý tưởng đôi khi có thể bị hiểu sai, nhưng chiến lược thì không đổi.
Chiến lược lâu dài này đã được Iran theo đuổi từ thế kỷ 16 với sự trỗi dậy trở lại của chủ nghĩa dân tộc Ba Tư trong hình thái của Đế chế Safavid. Giờ đây, chiến lược đó đang nhìn thấy cơ hội mở ra, và được thúc đẩy từ chính một số biện pháp của Iran.
Mục tiêu của Tehran là làm cho phạm vi tê liệt của Mỹ mở rộng thêm trong khi vẫn tận dụng được các cơ hội từ việc Mỹ rút chân khỏi Iraq. Cùng lúc đó, họ muốn tạo ra một phạm vi ảnh hưởng đồng nhất mà Mỹ sẽ buộc phải tự dàn xếp để đáp ứng yêu cầu của liên minh nhằm duy trì nguồn cung dầu và hạn chế xung đột trong khu vực.
Iran đang theo đuổi đến cùng một chiến lược gồm hai nhánh. Nhánh thứ nhất là để tránh mọi động thái đột ngột, cho phép họ đi theo con đường đã vạch sẵn. Nhánh thứ hai là tạo ra một trò ‘nghi binh’ trong chương trình hạt nhân của họ, khiến cho Mỹ phải áp dụng các chính sách như đã làm với Triều Tiên.
Nếu như chương trình hạt nhân của họ khiến cho Israel mất bình tĩnh và nổ súng trước, Iran vẫn có thể biến đó thành lợi thế của mình. Iran hiểu rõ rằng có vũ khí hạt nhân là một điều nguy hiểm, nhưng có một chương trình vũ khí lại rất có lợi thế. Vấn đề then chốt không phải là chương trình hạt nhân. Đó chỉ là một công cụ để đánh lạc hướng sự chú ý khỏi những gì đang thật sự diễn ra – đó là một sự thay đổi trong cán cân quyền lực tại Trung Đông.
Lê Thu (theo Stratfor)
Giải mã chiến lược lịch sử ‘ma mị’ của Iran
Cho dù Iran luôn trong thế phòng thủ trong khu vực, chọn phương án đối đầu với Mỹ nhưng bằng một sự 'ma mị' nào đó, Iran vẫn có thể 'xoay' Mỹ vì lợi ích của mình.
Đối đầu với Mỹ, cơ may nào cho Iran?
Iran giờ đây có cơ hội để cân nhắc tới việc trỗi dậy trong khu vực
với tư cách là một cường quốc chứ không đơn thuần là theo đuổi các biện
pháp để bảo vệ chế độ của nhà nước.
Mỹ dàn hàng trăm tên lửa Tomahawk quanh Iran
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hứa hẹn kế hoạch B của Mỹ đối với Iran
"sẽ thành công" khi các nhóm tấn công của Mỹ triển khai tại vùng Vịnh có thể
mang theo 430 tên lửa Tomahawk.
|