Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hứa hẹn kế hoạch B của Mỹ đối với Iran "sẽ thành công" khi các nhóm tấn công của Mỹ triển khai tại vùng Vịnh có thể mang theo 430 tên lửa Tomahawk

Tên lửa dẫn đường Tomahawk thực thi nhiệm vụ

Washington vẫn chưa từ bỏ 'mọi phương án' đối với Iran - quốc gia mà họ lo sợ rằng đang chế tạo vũ khí hạt nhân. Thông tin này đã được hãng tin CNN xác nhận từ ông Panetta hôm thứ Năm vừa qua.

"Chúng tôi đã tính đến mọi phowng án nếu cần phải đáp trả" - ông Panetta nói, và cho rằng 'có các kế hoạch' để ứng phó với Iran nếu như đất nước này không từ bỏ tham vọng hạt nhân của họ.

'Tôi không nghĩ có bất kỳ vấn đề gì nếu như chúng tôi phải thực thi kế hoạch đó, nó sẽ thành công" - ông Panetta khẳng định.

Có thể nhìn thấy cách tiếp cận linh hoạt này khi nhìn vào các hàng không mẫu hạm, các nhóm chiến đấu, các tàu ngầm và cả lực lượng Lính thủy đánh bộ bổ sung được triển khai tới vùng Vịnh. Cả Hải quân Mỹ và Lầu Năm Góc đều nói rằng các nhiệm vụ này là "thường lệ".

Tuy nhiên, một đánh giá mới đây của hãng thông tấn Interfax của Nga cho thấy, riêng nhóm chiến đấu có hàng không mẫu hạm USS Enterprise của Mỹ đã mang theo ít nhất 130 tên lửa Tomahawk tới Vịnh Ba Tư.

Trong nhóm khác có tàu sân bay USS Abraham Lincoln có số lượng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp không kém gì tàu lớp tương tự. Thông tin mới nhất cho biết tàu này đang tuần tra Biển Ả Rập, Hải quân Mỹ cho biết tàu này hỗ trợ hàng không cho quân đội NATO ở Afghanistan.

Tàu ngầm USS Georgia được cho là mang theo khoảng 154 tên lửa Tomahawk. Một tàu ngầm khác có thể tấn công cả trên cạn và dưới nước được cho là mang theo 12 tên lửa nữa.

Như vậy, tổng số tên lửa Tomahawk mà các tàu này mang theo vào khoảng ít nhất 430 trong khu vực biển của Vịnh Ba Tư. Theo các chuyên gia, các tên lửa này có thể thổi bay cả hệ thống phòng thủ tên lửa của Iran và biến các sân bay quân sự của Tehran thành cát bụi.

Với sự hiện diện về mặt quân sự dầy đặc trong khu vực như vậy, Washington cho biết vòng đàm phán đầu tiên với Iran về chương trình hạt nhân mang lại cảm giác 'tích cực'. Tuy nhiên, việc giữ nguyên hay giỡ các lệnh trừng phạt đối với nền kinh tế Iran vẫn đang được tranh cãi tại Nhà Trắng. 

Về vấn đề Iran, một mặt, Washingon cho biết họ muốn Iran từ bỏ hạt nhân, nhưng phải bằng biện pháp ngoại giao trước tiên. Mặt khác, Mỹ lại phải kiềm chế Israel khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gọi vòng đàm phán đầu tiên trên là một 'món quà tặng' mà quốc tế dành tặng cho đất nước này.

Ông Benjamin Netanyahu cũng đề cập tới quan điểm (mà gần như ít nhất mỗi tháng một lần ông nhắc nhở cả thế giới) rằng Tehran là 'mối đe dọa tới sự tồn vong' của Israel.

  • Lê Thu (Theo RT)

Giải mã chiến lược lịch sử ‘ma mị’ của Iran
>Cho dù Iran luôn trong thế phòng thủ trong khu vực, chọn phương án đối đầu với Mỹ nhưng bằng một sự 'ma mị' nào đó, Iran vẫn có thể 'xoay' Mỹ vì lợi ích của mình.
 
Ngoại giao tàu chiến Mỹ nhằm vào Iran
Washington đang lên kế hoạch triển khai thêm nhiều tàu chiến, tàu ngầm và máy bay lên thẳng tới vùng Vịnh cho dù họ đã có các hàng không mẫu hạm đóng tại khu vực này.
 
Israel lại chuẩn bị phi cơ đánh Iran
Một lần nữa, Israel lại thể hiện sự sẵn sàng của họ khi muốn tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran bằng việc phô trương không lực tinh nhuệ.
 
'Tin tốt' trong đàm phán về hạt nhân Iran
Các cuộc đàm phán đầu tiên giữa Iran và sáu cường quốc thế giới về chương trình hạt nhân của Iran đã kết thúc khả quan.
 
Bom Mỹ đọ hầm ngầm Iran: Bên nào sẽ thắng?
Khả năng về một cuộc tấn công chống Iran đã nêu bật cuộc chạy đua vũ trang mới nhất: Mỹ cố chế tạo vũ khí phá hầm ngầm trong khi Iran đang giấu các phòng thí nghiệm hạt nhân xuống lòng đất
 
Triều Tiên hay Iran, nước nào đáng lo hơn?
Cách đây 2 tháng, một tên lửa của Iran đã rời bệ phóng quân sự và đặt một vệ tinh quan sát trái đất vào quỹ đạo. Mỹ đã "làu bàu" về thứ có thể gắn vào tên lửa, nhưng đó chưa là gì.
 
Hình ảnh vũ khí và đội quân hùng mạnh nhất Iran
Iran không có một quân đội hùng mạnh nhưng họ có những đơn vị như Vệ binh cách mạng có khả năng giáng một đòn mạnh, gây thiệt hại lớn cho đối phương
 
Nga nặng lời với Iran vì "tội" dọa Israel
Ngoại trưởng Nga "cực lực lên án" cách mà Teran đe dọa tiêu diệt nhà nước Israel, và ông cho rằng điều này không phù hợp với văn hóa lâu đời của Iran.
 
Iran không có vũ khí hạt nhân
Cũng giống như các đồng nghiệp người Mỹ, tình báo Israel Mossad đều biết rằng không có bằng chứng gì cho thấy Tehran đang thực hiện chương trình vũ khí hạt nhân.
 
Đòn mới giáng vào ngành tài chính Iran
Hệ thống thanh toán điện tử lớn nhất thế giới sẽ loại các ngân hàng Iran có tên trong danh sách của Hội đồng châu Âu trong nỗ lực nhằm kìm hãm khả năng tài trợ cho một chương trình hạt nhân của Tehran.
 
Nga hủy hợp đồng tên lửa trăm triệu đô với Iran
Nga khẳng định không có kế hoạch nối lại thương vụ bán hệ thống phòng không S-300 cho Iran trị giá 800 triệu USD.
 
Mỹ ra tối hậu thư cho Iran
Mỹ muốn Nga chuyển một thông điệp cho Iran: Tehran có cơ hội cuối cùng để đối thoại. Nếu họ bỏ phí cơ hội này, một cuộc tấn công sẽ chỉ là vấn đề của thời gian vài tháng.
 
Mỹ phát hiện hình ảnh cơ sở hạt nhân Iran
Một chuyên gia vũ khí Mỹ tuyên bố đã xác định được một tòa nhà tại căn cứ quân sự Parchin ở Iran, nơi bị nghi ngờ có phòng thử chất nổ có sức công phá lớn.
 
Mỹ có thể tấn công Iran bằng vũ khí hạng nặng
Tờ DefenseNews hôm qua trích lời từ Trung tướng Không quân Mỹ Herbert Carlisle rằng, nước này có thể sử dụng 13.600kg bom phá boongke để đánh Iran.