Chưa đầy tuần sau khi Ấn Độ thử thành công tên lửa tầm xa Agni - V, Pakistan cũng tiến hành phóng thử tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân vào ngày hôm qua.

Trong hình là tên lửa Half VII mà Pakistan phóng năm 2011

Theo một vị tướng đã nghỉ hưu đồng thời là nhà phân tích quân sự Talat Masood, tên lửa mà Pakistan vừa phóng có thể bắn trúng mục tiêu cách đó 2500-3000km. Với cự ly đó, Ấn Độ hoàn toàn nằm trong tầm bắn của tên lửa này.

Thứ Năm tuần qua, Ấn Độ đã phóng thử thành công tên lửa tầm xa Agni V, có thể mang theo một đầu đạn hạt nhân nặng một tấn và có thể trúng mọi đích trên đất Trung Quốc.

"Pakistan hôm nay đã tiến hành thành công việc phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Hatf IV Shaheen-1A" - trích tuyên bố của quân đội Pakistan.

Các cuộc thử nghiệm tên lửa gần đây nhất của Pakistan diễn ra vào tháng trước là đợt phóng tên lửa tầm ngắn có thể mang đầu đạn hạt nhân Abdali. Còn vào tháng 4/2008, Pakistan tiến hành thử nghiệm tên lửa Shaheen II hay còn gọi là Hatf VI với tầm bắn 2000 km.

Tên lửa mà Pakistan thử nghiệm hôm qua đã đáp xuống biển. Đây là một phiên bản của tên lửa Shaheen -1 với các cải tiến về tầm bắn cũng như giới hạn, và có thể mang theo các đầu đạn thông thường cũng như đầu đạn hạt nhân.

"Đây là một phần trong chương trình phát triển phòng thủ hạt nhân và tên lửa của Pakistan. Họ có một loạt các tên lửa cùng loạt. Đây có thể là tên lửa tầm xa nhất trong chương trình của Pakistan" - tướng Masood nói.

"Toàn bộ mục tiêu chủ yếu coi Ấn Độ là trung tâm, trong khi chương trình của chính Ấn Độ lại nhắm vào Trung Quốc. Pakistan cải tiến hệ thống tên lửa của mình vì Ấn Độ tiếp tục tăng cường tiềm lực của mình".

Tổng Giám đốc các Kế hoạch Chiến lược là Trung tướng Khalid Ahmed Kidwai đã hoan nghênh các nhà khoa học và kỹ sư khi phóng tên lửa thành công, và khi tên lửa đáp trúng mục tiêu một cách chính xác.

Ông Khalid Ahmed Kidwai cũng nói rằng việc cải tiến thành công tên lửa Shaheen 1A sẽ củng cố thêm các tiềm lực phòng vệ của Pakistan.

Vụ thử tên lửa của Ấn Độ tuần trước nhận được sự phản ứng dễ chịu từ phía cộng đồng quốc tế. Trung Quốc cho rằng đôi bên vẫn là đối tác, không phải đối thủ và Washington kêu gọi 'kiềm chế' giữa các cường quốc hạt nhân.

Ấn Độ và Pakistan suýt nữa rơi vào cuộc xung đột hạt nhân năm 2002 xung quanh tranh chấp tại Kashmir, nhưng các cuộc đối thoại hòa bình đã được nối lại vào tháng Ba vừa qua sau 3 năm trì hoãn vì các cuộc tấn công ở Mumbai vào năm 2008.

Ấn Độ và Pakistan liên tục tiến hành các vụ thử tên lửa kể từ khi cả hai công bố tiềm lực vũ khí hạt nhân của mình vào năm 1998.

Đây là vụ phóng tên lửa thứ ba liên tiếp trong khu vực châu Á tháng này. Trước đó, ngày 13/4, Triều Tiên đã phóng tên lửa tầm xa Quang Minh Tinh - 3 đưa vệ tinh Ngân Hà - 3 vào không gian, nhưng không thành công.

  • Lê Thu (theo CNA)

Cận cảnh Ấn Độ phóng tên lửa
Tên lửa Agni-V vừa mới được Ấn Độ thử nghiệm có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân và có tầm bắn khoảng 5000km, đủ để vươn tới Trung Quốc và châu Âu.
 
Ấn Độ đột ngột thử tên lửa tầm xa
Ấn Độ vừa tiến hành tử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tầm xa đầu tiên của mình, cho thấy nền kinh tế và quân sự mới nổi ở châu Á này đang nỗ lực nâng cấp tiềm lực quốc phòng.
 
Ấn Độ sẽ thử tên lửa có thể chạm tới TQ
Ấn Độ có kế hoạch bắn thử tên lửa tầm xa nhất trong kho đạn dược. Loại vũ khí này có thể giúp quân đội quốc gia Nam Á chạm đến các mục tiêu ở phía bắc Trung Quốc hay phía đông châu Âu.
 
Toàn cảnh Triều Tiên phóng vệ tinh
Triều Tiên đang chuẩn bị phóng vệ tinh thời tiết, một động thái khiến nhiều nước lo ngại.