Lá chắn phòng thủ tên lửa châu Âu đã được dựng lên và đang đi vào hoạt động - Tổng thư ký NATO Fogh Rasmussen tuyên bố trong hội nghị của tổ chức này cuối tuần qua.
Hình minh họa về hệ thống phòng thủ tên lửa |
'Tiềm lực hoạt động tạm thời" mà ông Rasmussen tuyên bố trong hội nghị thượng đỉnh NATO tại Chicago (Mỹ) hôm qua là bước đi đầu tiên nhằm hoàn thiện kế hoạch gây tranh cãi để bảo vệ toàn bộ khu vực châu Âu khỏi các cuộc tấn công tên lửa đạn đạo. Giai đoạn cuối cùng được lên kế hoạch cho tới cuối năm 2022 sẽ nhằm bảo vệ cho Mỹ từ khu vực châu Âu.
Theo kế hoạch ban đầu, tàu chiến của Mỹ mang các máy bay đánh chặn sẽ tới Địa Trung Hải và một hệ thống rađa đặt ở Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự chỉ huy của NATO tại một căn cứ ở Đức.
NATO nói rằng hệ thống này bắn hạ các tên lửa có thể do những nước như Iran phóng. Ông Rasmussen nhấn mạnh rằng NATO phải có khả năng tự vệ trước mối đe dọa tên lửa, và nói rằng động thái này "không thể bị Nga cản trở, đó là quyết định của NATO".
Trong suốt nhiều tháng qua, vấn đề lá chắn tên lửa này đã gây nên nhiều rạn nứt trong quan hệ giữa Nga và Mỹ, NATO. Nga nhiều lần lặp lại rằng họ lo ngại về chương trình này, và coi đó là mối đe dọa trực tiếp nhằm vào kho hạt nhân của họ khi mà lá chắn này sẽ được triển khai ở một số quốc gia Đông Âu cũ.
NATO đáp lại rằng lá chắn tên lửa này không hề nhằm vào Nga, tuy nhiên NATO và Mỹ bác bỏ đề nghị cam kết ràng buộc với Moscow về vấn đề này.
Tuy nhiên, các lãnh đạo NATO cũng tìm cách xoa dịu Nga bằng cách mời Nga cùng hợp tác với liên minh trong vấn đề này. "Chúng tôi đã mời Nga cùng hợp tác về lá chắn phòng thủ tên lửa của chúng tôi, và lời mời này vẫn còn đó" -Rasmussen nói trong cuộc họp báo.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại với Nga, và tôi hy vọng rằng vào lúc nào đó, Nga sẽ nhận ra rằng việc hợp tác về vấn đề phòng thủ tên lửa là lợi ích chung của chúng tôi".
Trong suốt hội nghị, tân Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng đặt ra các điều kiện của Pháp để ủng hộ cho sáng kiến phòng thủ tên lửa này, và kêu gọi các quốc gia khác - bao gồm cả Nga - không nên lo ngại về hệ thống.
Trước đó, Moscow đã cảnh báo rằng họ có thể sẽ sử dụng "đòn phủ đầu hủy diệt" nếu như Mỹ tiếp tục hệ thống tên lửa phòng thủ này tại Trung Âu.
Nga từng dọa rằng họ có thể đáp trả lại hệ thống của NATO bằng việc đóng các tên lửa tầm ngắn Iskander ở vùng Kaliningrad, gần Ba Lan (một thành viên của EU và NATO).
Căng thẳng giữa Nga và Mỹ về vấn đề này đã ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch 'tái thiết' quan hệ Nga Mỹ do ông Obama phát động vào năm 2009.
NATO cho biết, họ hy vọng Tổng thống Vladimir Putin tới Chicago lần này, nhưng ông đã từ chối và ở lại Moscow để thảo luận về vấn đề Afghanistan.
"Nga nhạy cảm về vấn đề hạt nhân bởi vì đó là thứ đã khiến Nga trở thành 'siêu cường' - Nick Witney, một chuyên gia về quốc phòng tại London nói tại Hội đồng Quan hệ Quốc tế châu Âu.
- Lê Thu (theo RT/CNA)
Mỹ định lập lá chắn tên lửa ở châu Á, Trung Đông
Mỹ đang tìm cách thiết lập lá chắn chống tên lửa đạn đạo ở cả châu Á và Trung
Đông, tương tự hệ thống phòng thủ gây tranh cãi tại châu Âu, một quan chức cấp
cao Lầu Năm Góc hôm (26/3) tiết lộ.
Nga - Mỹ bên bờ vực chiến tranh Lạnh? Nghi ngại về cuộc chiến tranh lạnh lại nổi lên trước một loạt các động
thái quân sự 'nóng' dồn dập giữa Nga và Mỹ xung quanh hệ thống lá chắn
tên lửa tại châu Âu và căng thẳng tại Syria.
Thực hư tầm cỡ của rađa Nga với châu Âu
Hệ thống rađa của Nga có các phương tiện có thể đáp
trả với việc triển khai đơn phương của các hệ thống phòng thủ tên
lửa đạn đạo của Mỹ tại châu Âu.
Rađa Nga kiểm soát toàn bộ châu Âu
Hệ thống rađa mới lắp đặt tại Kaliningrad có thể giám sát toàn bộ các tên lửa
phóng ra tại lục địa châu Âu, bao gồm cả Anh.
Mỹ lại chuẩn bị chọc tức Nga?
Mỹ vẫn phủ nhận về mối đe dọa của hệ thống
phòng thủ tên lửa dự kiến triển khai ở châu Âu, nhưng Moscow vẫn không
thể yên tâm, dựa trên các phân tích về tiềm lực và tầm ảnh hưởng của hệ
thống này.
Nga "dọa" Mỹ về lá chắn tên lửa châu Âu
Chiến tranh hạt nhân dễ nổ ra ở biên giới Nga
Tổng thống Nga, hôm 23/11, dọa sẽ triển khai
các tên lửa nhắm vào lá chắn tên lửa Mỹ ở châu Âu nếu Washington không giải tỏa
được các lo ngại của Moscow về kế hoạch này.
Chiến tranh hạt nhân có thể bùng phát dọc biên giới Nga với
châu Âu, tướng Nikolai Makarov, thứ trưởng quốc phòng Nga cảnh báo.
|