Các tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại G-20 về tương lai của Syria có vẻ như đã khiến cho một số lãnh đạo thế giới hiểu nhầm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: RIA
Thủ tướng Anh David Cameron hiểu rằng ông Putin bóng gió tới việc "không muốn [Tổng thống] Assad tại nhiệm tại Syria".

Trong suốt hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Mexico, Thủ tướng Anh David Cameron đã tuyên bố rằng Tổng thống Nga đã thay đổi lập trường và giờ đây muốn Tổng thống Bashar al-Assad rời bỏ quyền lực tại Syria.

"Vẫn còn những bất đồng về việc sắp xếp và định hình xem việc chuyển giao quyền lực sẽ diễn ra như thế nào, nhưng rất đáng hoan nghênh là Tổng thống Putin đã có ngụ ý rằng ông không muốn ông Assad còn nắm quyền tại Syria" - ông Cameron nói với các phóng viên trong cuộc họp báo.

"Điều mà chúng ta cần tiếp theo là một thỏa thuận về việc chuyển giao lãnh đạo để có thể đưa Syria đến một tương lai dân chủ, bảo vệ quyền lợi của các cộng đồng trong đất nước" - ông Cameron nói thêm.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã bác bỏ tuyên bố này của Thủ tướng Anh, và cho rằng đó 'không phù hợp với thực tế'.

Trong suốt bài phát biểu, Tổng thống Putin đã tuyên bố rõ ràng rằng không có bất kỳ quốc gia nào có quyền định đoạt việc "ai sẽ được đưa lên nắm quyền và ai sẽ bị phế truất" ở một quốc gia khác.

Nhắc lại lập trường cứng rắn của Nga về vấn đề Syria, ông Putin nói rằng "điều quan trọng là sau khi một chế độ thay đổi - nếu điều đó thực sự xảy ra - và nó chỉ có được thực hiện thông qua các biện pháp hợp hiến, hòa bình cho cả đất nước và chấm dứt đổ máu".

Trong khi rất nhiều người dân Syria muốn ông Assad ra đi, ông Putin nhấn mạnh rằng "đó không phải là toàn bộ người dân Syria". Tất cả các bên xung đột tại Syria nên chấm dứt bạo lực và bắt đầu đàm phán để "thống nhất trước với nhau về việc họ sẽ cùng tồn tại như thế nào trên một đất nước" - ông Putin nói thêm. 

Hôm thứ Hai vừa qua, bên lề hội nghị G-20, Tổng thống Putin đã có cuộc họp kéo dài với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Trong khi hai lãnh đạo này không đưa ra được tuyên bố nào mang tính đột phá, thì cuộc họp kín kéo dài 2 giờ đồng hồ được cho là bản thảo về vấn đề Syria.

Hai tổng thống tuyên bố rằng họ đã 'thống nhất' rằng họ cần thấy một sự 'chấm dứt bạo lực' tại Syria, và 'phải tạo ra tiến trình chính trị để ngăn chặn nội chiến' tại quốc gia này.

Không có bất kỳ ngôn từ nào đả động tới các lệnh trừng phạt nặng nề hơn dành cho Syria hay yêu cầu buộc ông Assad phải từ chức.

Tuy nhiên, một ngày sau đó, quan điểm của Nga và Mỹ lại có sự chia rẽ một lần nữa. Nói trước hội nghị, Tổng thống Obama bác bỏ mọi khả năng để ông Assad tiếp tục nắm quyền tại Syria, và trong quan điểm của Washington thì ông Assad đã 'mất hết tính hợp pháp'.

Tổng thống Obama cũng cho biết thêm mặc dù có các cuộc đàm phán cao độ, nhưng cả Nga và Trung Quốc đều không đồng tình với bất kỳ kế hoạch nào đòi hỏi ông Assad phải từ chức.

Lê Thu (theo RT)

Nga điều tầu chiến tới Syria?
>Interfax cho biết Nga đang chuẩn bị điều hai tàu chiến đổ bộ tới cảng Tartus của Syria nhưng hãng tin RIA cũng của Nga lại phủ nhận thông tin này.
 
LHQ ngừng sứ mệnh tại Syria, nguy cơ thảm sát mới
Các quan sát viên LHQ đã tạm ngừng sứ mệnh tại Syria từ hôm 16/6 do bạo lực tăng cao khi quân chính phủ dội pháo xuống các thành trì của quân nổi dậy.
 
Mỹ thảo xong kế hoạch 'bất trắc' tại Syria?
Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận rằng Lầu Năm Góc đã hoàn tất các quy trình vạch rõ các lực lượng của Mỹ sẽ sớm tham gia chiến đấu như thế nào tại Syria.
 
Nga chịu sức ép nặng nề vì bán vũ khí cho Syria
Phương Tây do Mỹ và Pháp dẫn đầu đang tìm cách gây sức ép lên Nga - đồng minh chủ chốt của Syria - nhằm ngăn việc Moscow gửi vũ khí tới Damascus.
 
Syria rơi vào nội chiến toàn diện
;Cuộc nổi dậy kéo dài 15 tháng ở Syria đã phát triển thành một cuộc nội chiến toàn diện, chỉ huy lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc Herve Ladsous cho biết.
 
Nga-Trung cứng rắn về vấn đề Syria, Iran
Moscow và Bắc Kinh khẳng định lại là họ phản đối mạnh mẽ việc can thiệp vào Syria bất kể việc hai nước đang chịu sức ép nặng nề từ các quốc gia phương Tây nhằm thay đổi lập trường đối với Damascus.
 
Syria có thoát được cảnh nồi da nấu thịt?
Trước những thảm kịch như vụ thảm sát tại Houla và giờ đây là Hama, thế giới đang bấn loạn tìm cách ngăn Syria không rơi vào cảnh ‘nồi da nấu thịt’, và giúp tìm ra một cách thức nào đó để khởi động tiến trình chính trị.
 
Nga tính chuyện để Tổng thống Syria ra đi
Nga cho biết rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể rời bỏ quyền lực. Đây là một phần trong biện pháp giải quyết xung đột đẫm máu tại Syria.
 
Thái độ của Nga với Syria đã thay đổi?
Moscow cùng lên tiếng với Hội đồng Bảo an LHQ chỉ trích vụ thảm sát dân thường ở Houla, đồng thời nhấn mạnh việc chấm dứt bạo lực ở Syria còn quan trọng hơn là bảo vệ chính quyền Damascus.