Hãy gọi đây là lời nguyền dành cho đương kim Tổng thống Mỹ. Cũng giống như nhiều người tiền nhiệm của mình, Tổng thống Obama đã trở thành nạn nhân trong đêm tranh luận đầu tiên vì quá nhiều kỳ vọng, nóng nảy và vì một đối thủ khát khao chiến thắng.

Ứng viên Mitt Romney (trái) và đương kim Tổng thống Barack Obama
Nếu như ứng viên tổng thống Mitt Romney của phe Cộng hòa không thắng triệt để phiên tranh luận đầu tiên trong loạt tranh luận trực tiếp, ông sẽ còn xuất hiện trên các trang báo nhiều hơn. Ông đã rất duyên dáng, hài hước và tấn công không thương tiếc lên ngài tổng thống đang được ủng hộ nhiều hơn.

Trong suốt bốn năm qua, lần đầu tiên ngài Tổng thống trông cáu kỉnh và tẻ nhạt lúc nói chuyện khi có ai đó nói với ông rằng ông đã sai.

Cựu Thống đốc bang Massachusetts đã nhắc các cử tri rằng Tổng thống đã không thực hiện những lời hứa mà ông đã đưa ra bốn năm trước đây. Sau khi ông Obama tuyên bố giảm thâm hụt tài chính trong nhiệm kỳ thứ hai, ông Romney lập tức đáp lại: “Ngài đã làm Tổng thống được bốn năm rồi đấy”.

“Ngài nói rằng ngài sẽ cắt giảm thâm hụt tài chính xuống còn một nửa. Giờ đã là sau bốn năm rồi. Chúng ta vẫn còn thâm hụt một ngàn tỉ USD” – Romney nhắc. Thông điệp của ‘người thách đấu’ dành cho cử tri đã rất rõ: Thời gian (cho Obama) đã hết.

Về phương diện cá nhân, các nhà chiến lược của phe Dân chủ nói rằng ‘người thách đấu’ Romney đã có phong độ ‘tổng thống’ tốt hơn cả. Phe Dân chủ đã xem lại các kết quả thăm dò dư luận và các nhóm trọng tâm của cuộc tranh luận.

Nói cho công bằng, ông Obama đã bất lợi hơn khi bước vào màn đấu trí này với một núi việc vẫn phải giải quyết ở Nhà Trắng, trong khi đối thủ Romney lợi thế về thời gian và chỉ tập trung cho màn tranh luận.

Trước tiên, các cử tri kỳ vọng Tổng thống đương nhiệm sẽ thắng các cuộc tranh luận trực tiếp. Quả thực các cuộc thăm dò cho thấy ông Obama được ủng hộ rất nhiều trong hôm thứ Tư vừa qua. Nhưng điều này lại có lợi cho một người thách đấu như Romney khi tầm vóc của ông bỗng dưng lớn hơn đơn giản chỉ bằng cách đứng bên cạnh Tổng thống.

Thứ hai, những người thách đấu bao giờ cũng có nhiều thời gian chuẩn bị hơn là một Tổng thống ngập đầu vào việc. Ông Romney đã rất sẵn sàng.

Cuối cùng là vì những tổng thống đương nhiệm không quen với việc ‘bị thách đấu’. Vẻ nóng nảy hấp tấp của ông Obama nói lên nhiều điều hơn là nụ cười đầy vẻ Hollywood của ông.

Lời nguyền đương nhiệm đã linh ứng với George W. Bush (con) trong năm 2004 khi nghị sĩ John Kerry đã đánh bại ông trong các cuộc tranh luận. Ngài Bush cha đã tỏ ra mất bình tĩnh khi liếc nhìn đồng hồ vào năm 1992. Jimmy Carter cũng trở thành nạn nhân cũng vì thiếu kiên nhẫn trước Ronald Reagan năm 1980.

Romney đã giúp đối thủ khi nhìn thẳng vào ông Obama khi ông trả lời. Obama lại nhìn vào người điều tiết tranh luận Jim Lehrer để có cảm giác như ông đang nói trước đông người. (Obama là người giỏi diễn thuyết trước đông người, chứ không phải là người giỏi tranh luận)

Romney cười và xen vào các câu đùa hóm hỉnh (“Tôi thích Big Bird”). Obama cười làm duyên.

Nhưng đây là sàn đấu. Thực tế, Romney đã đơn giản hóa hết mức có thể cương lĩnh của mình, thể hiện ông là một người yêu chương trình Chăm sóc Y tế, một ứng cử viên ủng hộ cho việc điều chỉnh dù trên thực tế không hề muốn cắt giảm các loại thuế. Còn đây lại là điều mà ông Obama rõ ràng đã né tránh.

Tuy nhiên trong chính trị, những gì thuộc về thị giác rất quan trọng.

Obama không hề hấn lắm với một câu nói hớ. Và chưa thể nào dự đoán được các cử tri sẽ ‘tiêu hóa’ cuộc tranh luận trong vài ngày tới như thế nào khi các chiến dịch sẽ đặt hết guồng quay vào đó. Ông Obama có thể vẫn nhỉnh hơn trong các cuộc thăm dò dư luận.

Nhưng khó có thể biện hộ rằng ông Obama đã đạt được mục tiêu hàng đầu trong tranh luận lần này: Mô tả những gì ông sẽ làm trong nhiệm kỳ hai với các chi tiết rõ ràng và tích cực. Ông Obama đã đưa ra một lời hứa cực kỳ mạnh mẽ nhân danh ‘uy tín’ của chính ông, trả lời các cử tri còn đang nghi ngờ lời nói của ông sau khi không có được những lời hứa chất ngất của ông trong nhiệm kỳ đầu.

“Bốn năm trước tôi nói rằng tôi không phải là một người hoàn hảo và tôi sẽ không phải là một tổng thống hoàn hảo. Có lẽ ngài Thống đốc Romney nghĩ rằng đây là lời hứa mà tôi vẫn giữ” – ông Obama nói. “Tôi đã hứa rằng nhân danh người dân Mỹ, tôi sẽ cố gắng mỗi ngày. Tôi đã giữ lời hứa đó. Nếu các bạn bỏ phiếu cho tôi, tôi hứa là sẽ nỗ lực như vậy trong nhiệm kỳ thứ hai”.

Về mặt chiến thuật, Tổng thống Obama có quá ít thời gian để nhắm vào các điểm yếu nhất của đối thủ - đó là sự các chính sách đối với người giàu và chương trình Chăm sóc Y tế.

Ông Obama chỉ thể hiện tốt nhất trong buổi tranh luận khi liên hệ Romney tới các chính sách của cựu Tổng thống George W. Bush, đặt các cử tri trước thách thức là liệu họ muốn “tăng gấp đôi các rủi ro từ những chính sách kinh tế theo mô hình từ trên xuống đã giúp đẩy chúng ta tới tình trạng rối ren này? Hay là chúng ta sẽ theo đuổi một chủ nghĩa yêu nước kinh tế để nói lên rằng: nước Mỹ mạnh nhất khi giới trung lưu mạnh nhất?”

Nhưng ngay cả lúc đó, ông Obama cũng nhìn về phía sau chứ không nhìn về phía trước. Và trông ông có vẻ chua chát.

  • Lê Thu (theo National Journal)

Những khoảnh khắc lịch sử trong tranh luận TT Mỹ
Chiều hướng của một cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ có thể thay đổi trong trong một giây trên sân khấu. Dưới đây là những khoảnh khắc trong tranh luận tạo nên bước ngoặt.
 
5 điểm đáng theo dõi trong tranh luận TT Mỹ
Cuộc tranh luận giữa Tổng thống Barack Obama và đối thủ đảng Cộng hòa Mitt Romney vào 4/10 đánh dấu lần đầu tiên hai ứng viên có thể trực tiếp thách thức nhau
 
Bán cờ Mỹ kiếm bộn tiền nhờ biểu tình
Cờ Mỹ là yếu tố then chốt trong các cuộc biểu tình phản đối bộ phim nhạo báng nhà tiên tri Muhammad diễn ra khắp thế giới Hồi giáo.&nbsp; </p>
 
Bầu cử Mỹ: Obama tốt cho giới trung lưu
Ứng viên của đảng Cộng hòa Mitt Romney lại được cho là có lợi cho người giàu.