Theo báo Hàn Quốc, Triều Tiên đã lắp đặt xong giai đoạn đầu tiên của tên lửa tầm xa lên bệ phóng trong bối cảnh cộng đồng quốc tế có các cảnh báo về việc phóng tên lửa này.

Toàn cảnh Triều Tiên phóng vệ tinh

Một loại tên lửa của Triều Tiên trình diễn trong dịp diễu hành kỷ niệm ngày sinh của cố lãnh tụ Kim Nhật Thành hồi tháng Tư vừa qua.
Triều Tiên được cho là sẽ hoàn tất các bước chuẩn bị tại trạm phóng ở Dongchang vào đầu tuần sau. Hôm thứ Bảy tuần qua, Bình Nhưỡng tuyên bố rằng họ sẽ phóng tên lửa đưa vệ tinh quan trắc trái đất vào quỹ đạo trong khoảng từ ngày 10-22/12 này.

Tờ Yonhap của Hàn Quốc trích lời một quan chức quốc phòng cấp cao: "Điều này có nghĩa là Triều Tiên đã bước vào quy trình phóng một tên lửa tầm xa" .

Các quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nói rằng họ không thể đưa ra xác nhận hay bình luận gì. Nhưng họ lưu ý rằng việc phóng tên lửa khó có thể tiến hành sớm vì thời tiết rất xấu.

Các quan chức tình báo và quân sự Hàn nhận định Triều Tiên có thể cần tới ba ngày để lắp ráp ba giai đoạn của tên lửa. Các kỹ sư sau đó sẽ lắp đặt các cấu trúc hỗ trợ, đường dây điện và các thiết bị khác trước khi bơm nhiên liệu trong khoảng ba hoặc bốn ngày sau đó.

Đây là lần phóng tên lửa tầm xa thứ hai và diễn ra chỉ trong vòng một năm dưới thời lãnh đạo Kim Jong Un.

Tờ Koreal Herald cho rằng vụ phóng lần thứ hai được xem như nhằm đi theo con đường của lãnh tụ quá cố để xây dựng nên một đất nước 'mạnh mẽ, phồn vinh và vĩ đại' khi phóng thành công tên lửa đạn đạo tầm xa.

Seoul, Washington và Tokyo đều chỉ trích tuyên bố phóng tên lửa của Triều Tiên và coi hành động này dẫn đến việc vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cấm Triều Tiên tiến hành các hoạt động tên lửa và hạt nhân. Đức và Anh cũng có các bình luận tương tự.

Trung Quốc cũng bày tỏ lo ngại đối với vụ phóng tên lửa này. Còn Moscow 'khuyên' Bình Nhưỡng xem xét lại kế hoạch.

Triều Tiên đã gửi 'Lưu ý cho các Phi công' của Nhật Bản và các quốc gia láng giềng về kế hoạch phóng tên lửa. Theo đó, giai đoạn đầu của tên lửa sẽ có thể rơi ở biển Tây (Triều Tiên) và giai đoạn thứ hai rơi ở ngoài khơi phía đông của Philippines.

Tuy nhiên, Bình Nhưỡng chưa thông báo tới Tổ chức Hàng hải Quốc tế và Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế như trong các lần phóng trước đây.

  • Lê Thu (theo Koreal Herald/ ANN)

Một loạt nước quan ngại về tên lửa Triều Tiên
Ủy ban trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã kêu gọi Bình Nhưỡng ngừng phóng tên lửa. Nga, Trung Quốc và Nhật đều khuyên Bình Nhưỡng xem lại kế hoạch này.</p>
 
Nhật Bản gấp rút chuẩn bị đối phó với tên lửa Triều Tiên
Chính phủ Nhật Bản đang gấp rút chuẩn bị để đối phó với vụ phóng vệ tinh mà Triều Tiên thông báo sẽ tiến hành vào khoảng thời gian từ 10-22/12.
 
Ý đồ sau kế hoạch phóng tên lửa của Triều Tiên
Giới phân tích cho rằng, một trong những ý đồ đằng sau kế hoạch phóng tên lửa của Triều Tiên trong tháng 12 là nhằm phá hỏng cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc.
 
Nhật dọa bắn tên lửa Triều Tiên
Đây là lần thứ hai Nhật Bản dọa bắn hạ tên lửa tầm xa nếu như Triều Tiên tiếp tục thực hiện kế hoạch này trong những ngày tới.