- Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm và việc chẩn đoán ung thư cổ tử cung khi mang thai có thể khiến bệnh nhân lo lắng, sợ hãi. Tuy nhiên, theo thống kê, chỉ có khoảng gần 3% số ca ung thư cổ tử cung được chẩn đoán trong khi mang thai.


Thông thường, xét nghiệm tế bào cổ tử cung (pap smear) có thể phát hiện  sự có mặt của ung thư cổ tử cung. Bác sĩ có thể sẽ khuyên nên tiến hành xét nghiệm này nếu bệnh nhân thường xuyên hoặc bị ra máu bất thường khi mang thai.

Nếu được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung khi đang mang thai, phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng cụ thể của bệnh nhân. Việc xác định phương pháp điều trị sẽ dựa vào các yếu tố cơ bản như: loại ung thư cổ tử cung mà bạn mắc phải, kích thước khối u và việc xác định giai đoạn của ung thư, tuổi của thai nhi.

 

{keywords}


Trừ khi khối u đã bắt đầu lan rộng và trở thành mối nguy hiểm cho bạn và em bé thì mới điều trị ngay trong thời kỳ mang thai còn không thì nên đợi sau khi sinh xong mới tiến hành điều trị.

Bác sĩ sẽ xác định bệnh nhân nên điều trị ở thời điểm nào tùy thuộc vào sức khỏe và các giai đoạn phát triển của thai nhi.

Nếu bạn phát hiện ung thư trong giai đoạn sớm của thai kỳ, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bắt đầu điều trị ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu tiến hành điều trị ung thư, bệnh nhân phải bỏ thai nhi ngay. Nhưng nếu cứ để ung thư cổ tử cung phát triển trong 6 - 7 tháng mà không điều trị sẽ gây ra những hậu quả nhất định. Do vậy, bệnh nhân cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định.

Nếu bệnh nhân không muốn điều trị và muốn tiếp tục mang thai, bác sĩ có thể sẽ quyết định bắt đầu điều trị khi bạn bước vào 3 tháng giữa của thai kỳ. Cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu y học hoặc dữ liệu ghi chép lại về việc điều trị ung thư trong khi mang thai. Đa số các phương pháp điều trị ung thư khi mang thai vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Trong trường hợp phát hiện ung thư cổ tử cung khi đang trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên đợi sau khi sinh mới điều trị. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bệnh nhân phải đẻ mổ và có thể sẽ phải sinh sớm hơn (sinh non).

Ngay sau khi em bé được sinh ra, bác sĩ sẽ bắt đầu điều trị ung thư cho bạn. Trong quá trình sinh mổ, bác sĩ cũng có thể sẽ quyết định cắt bỏ tử cung. Điều trị tiếp theo bao gồm xạ trị và hóa trị.

Nếu khối u của bệnh nhân mang thai còn nhỏ có thể có hai lựa chọn là phẫu thuật cắt chóp cổ tử cung hoặc cắt bỏ tử cung. Tuy nhiên, việc cắt bỏ tử cung không được thực hiện trong giai đoạn này bởi nó có thể khiến bệnh nhân mất nhiều máu và làm em bé tử vong ngay sau khi phẫu thuật.

Nếu khối u của bạn lớn, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu hóa trị để kiểm soát sự phát triển của ung thư cổ tử cung cho đến khi em bé được sinh ra. Tuy nhiên, hóa trị có thể sẽ gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho em bé và trong một số trường hợp có thể gây sảy thai.

Nguyễn Quốc Khánh