Từ thủ đô Kiev của Ukraine, phóng viên Imran Khan của hãng tin Al Jazeera phản ánh, từng đợt còi báo động không kích liên tiếp vang lên ở phía tây thành phố. "Chúng tôi nghe thấy sáng sớm nay có một số cuộc tấn công ở phía tây thành phố", ông Khan phản ánh. 

{keywords}
Nhân viên cứu hộ đi giữa đống đổ nát của một tòa nhà bị không kích ở Dnipro, Ukraine. Ảnh: Cơ quan Dịch vụ Khẩn cấp Ukraine/Reuters 

Theo tin tức từ The Guardian, những bức ảnh vệ tinh do công ty Maxar Technologies của Mỹ công bố ngày 10/3 dường như cho thấy đoàn xe quân sự lớn của Nga - được nhìn thấy lần cuối ở phía tây bắc Kiev – đã phân tán và tái triển khai. Maxar chỉ ra rằng, những bức ảnh thể hiện các đơn vị thiết giáp đã tản ra khắp các thị trấn và cánh rừng ở khu vực, với các loại pháo được di chuyển vào trị trí có khả năng khai hỏa. 

Trong khi đó, nhiều tiếng nổ lớn cũng vang lên ở Lutsk thuộc miền tây bắc Ukraine, gần biên giới với Ba Lan, và cả ở Dnipro thuộc miền trung tây. Theo hãng thông tấn RT, quân đội Nga xác nhận đã tấn công các sân bay ở Lutsk và Ivano-Frankivsk. Bộ Quốc phòng nước này tuyên bố tại một cuộc họp báo rằng, phía Nga đã sử dụng các vũ khí chính xác tầm xa để tấn công các cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine.

Bộ này thống kê, trong 24 giờ qua, các chiến cơ Nga đã phá hủy 107 cơ sở quân sự của Lực lượng Vũ trang Ukraine, nâng tổng số mục tiêu hạ tầng quân sự bị Nga phá hủy kể từ đầu chiến dịch đến nay lên 3.213.

Trong một diễn biến khác, hãng Reuters dẫn lời các nguồn thạo tin cho biết, Mỹ cùng với G7 và EU sẽ thu hồi quy chế “tối huệ quốc” của Nga trong hôm nay. Hành động này sẽ dọn đường cho Washington cùng các đồng minh áp thuế đối với nhiều mặt hàng của Nga, gia tăng thêm áp lực kinh tế vốn đã và đang đẩy xứ sở bạch dương vào một cuộc suy thoái.  

{keywords}
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Hội nghị quốc gia đảng Dân chủ ở Washington hôm 10/3. Ảnh: Reuters 

Hãng điện hạt nhân Nhà nước Ukraine Energoatom cho biết nước này sẽ không mua nhiên liệu hạt nhân của quốc gia láng giềng nữa. Ukraine hiện đang vận hành các lò hạt nhân có từ thời Liên Xô, nhập khẩu nhiên liệu từ Nga và Mỹ.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban thông báo EU sẽ không cấm vận dầu lửa và khí đốt Nga. Trong đoạn video đăng tải trên Facebook, ông nói: "Vấn đề quan trọng nhất đối với chúng tôi đã được giải quyết theo hướng thuận lợi: Sẽ không có cấm vận nào được áp dụng với khí đốt hay dầu lửa, vì vậy nguồn cung năng lượng của Hungary được đảm bảo trong giai đoạn tới". 

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ tới Romania và bàn bạc về cuộc khủng hoảng đang ngày càng nghiêm trọng ở khu vực. Bà sẽ gặp Tổng thống Klaus Iohannis của nước chủ nhà tại Bucharest, điểm dừng chân thứ 2 của bà trong hành trình 3 ngày tới Đông Âu.

Trước đó, ngày 10/3, Phó Tổng thống Mỹ đã gặp các lãnh đạo Ba Lan và những người tị nạn Ukraine ở Warsaw, và đề xuất Washington sẽ hỗ trợ kêu gọi một cuộc điều tra tội ác chiến tranh quốc tế chống lại Nga.

Trong cùng ngày, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA) sẽ triệu tập một cuộc họp theo yêu cầu của Moscow, để thảo luận về nghi vấn Mỹ bảo trợ các chương trình vũ khí sinh học ở Ukraine.  

{keywords}
Chiến dịch quân sự kéo dài hơn 2 tuần qua của Nga đã khiến hàng triệu người Ukraine phải di tản. Ảnh: Reuters

Các cuộc hội đàm cấp cao giữa Nga và Ukraine đã kết thúc mà không đạt được đột phá. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba thừa nhận cuộc gặp của ông và người đồng cấp Ngaa Sergei Lavrov không có tiến triển nào hướng tới một thỏa thuận ngừng bắn.

Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk nói rằng nước này hy vọng một “hành lang nhân đạo” sẽ được mở thành công cho người dân rời khỏi thành phố cảng Mariupol ở miền nam trong ngày 11/3. Trong tuần, các nỗ lực cung cấp một lối thoát cho dân chúng bị mắc kẹt liên tục thất bại.

>>> Cập nhật chiến sự Nga - Ukraine hiện nay trên VietNamNet

Thanh Hảo

Ứng phó 'mưa trừng phạt' từ phương Tây, ông Putin tính tung phản đòn

Ứng phó 'mưa trừng phạt' từ phương Tây, ông Putin tính tung phản đòn

Tổng thống Vladimir Putin để ngỏ khả năng ‘quốc hữu hóa’ tài sản của các công ty nước ngoài sắp rút khỏi Nga, để đối phó với các lệnh trừng phạt từ phương Tây.