Việc Trung Quốc lần đầu tiên quyết định tập trận hải quân chung với Nga tại biển Baltic có thể liên quan tới một chiến lược quân sự do một nguyên soái Trung Quốc nổi tiếng đưa ra hồi Thế chiến II, Sputnik dẫn nhận định của các chuyên gia.

Giai đoạn đầu của cuộc diễn tập hải quân Trung Quốc - Nga tại biển Baltic mang tên Biển chung 2017, bắt đầu từ 21/7 và dự kiến kéo dài tới 28/7, Bộ Quốc phòng Nga cho hay.

Cuộc diễn tập có sự tham gia của gần 10 tàu đủ loại, hơn chục máy bay và trực thăng của hải quân hai nước.

{keywords}
Ảnh:Sputnik

Có mặt trong hạm đội tàu của Trung Quốc ở diễn tập lần này là tàu khu trục có tên lửa dẫn đường Hefei, tàu khu trục nhỏ Yuncheng, tàu tiếp tế Loumahu, các trực thăng cất cánh từ tàu.

Cuộc tập huấn này đánh dấu lần đầu tiên hạm đội tàu của Trung Quốc tiến vào biển Baltic và vào thời điểm Bắc Kinh đang tìm cách tăng cường năng lực của hải quân với các sứ mệnh ở xa.

Việc Trung Quốc quyết định phái tàu hải quân tới một nơi xa như biển Baltic, vốn là tuyến đầu trong của cuộc mở rộng NATO về phía biên giới Nga, có thể bắt nguồn từ một chiến lược quân sự của Trung Quốc mang tên "fanbian", được một lãnh đạo quân sự Trung Quốc nổi tiếng đưa ra trong thời Thế chiến II, các chuyên gia quân sự cho hay.

"Khi Mỹ tiếp tục các hoạt động ở Biển Đông, Trung Quốc đã đáp trả bằng cách tham gia diễn tập hải quân với Nga ở cửa ngõ của NATO tại biển Baltic. Đó gọi là chiến lược "fanbian" từng được nguyên soái La Vinh Hoàn từng sử dụng, chuyên gia quân sự Ni Lexiong tại Đại học Chính trị và Pháp luật ở Thượng Hải nhận xét.

Trong Thế chiến II, binh sĩ Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ông La bị quân Nhật vây hãm gần như mọi phía ở tỉnh Sơn Đông, phía đông Trung Quốc. Lúc đó, thay vì giao đấu với kẻ thù, vốn đông gấp 10 lần lực lượng mà ông chỉ huy, ông La quyết định tấn công một thành phố lân cận, phía sau ranh giới của kẻ thù, nơi không được bảo vệ chặt chẽ, để đổi hướng. Cuộc tấn công bất ngờ giúp cho 3.000 binh sĩ của vị tướng này rút lui về nơi an toàn mà không bị thương vong. Ông La Vinh Hoàn mô tả chiến lược này là "fanbian", nghĩa là đổi phía.

Chuyên gia quân sự đóng tại Thượng Hải trên tin rằng Trung Quốc hiện giờ cũng đang dùng chiến lược "fanbian" khi phái tàu đi tới biển Baltic. Hành động này tương tự như chuyển hướng quân sự nhằm chống lại sức ép của Mỹ tại biển Đông. Tháng 5 vừa qua, tàu Mỹ đi vào khu vực tranh chấp của Trung Quốc và một số quốc gia láng giềng.

Bối cảnh quốc tế hiện thời và mối quan tâm chiến lược chung đã đưa Trung Quốc và Nga lại gần nhau, ông Ni cho biết. "Hiện thời, Trung Quốc và Nga như dựa lưng vào nhau. Họ cần dựa vào nhau để đương đầu với sự thù địch từ các phía", chuyên gia quân sự trên nhận xét và cho biết thêm, hai nước đang cố giữ cho nhau ấm bằng cách dính vào nhau.

Về phương diện lịch sử, là một nước dựa vào nông nghiệp, Trung Quốc chưa bao giờ có một hải quân mạnh và đây cũng không phải là lực lượng quan trọng đối với sự thịnh vượng của Trung Quốc. Nỗ lực xây dựng một hạm đội hải quân mạnh của các hoàng đế thời Nhà Minh đã tiêu tốn ngân sách quốc gia rất nhiều và rút ngắn thời gian cầm quyền của các hoàng đế thời này gần 100 năm, ông Ni lập luận.

Tuy nhiên, sau hơn 30 năm bùng nổ phát triển kinh tế, mối quan tâm về hàng hải của Trung Quốc lại tiếp tục mở rộng và các tuyến đường biển đi qua eo Malacca được nước này coi là tuyến đường huyết mạch với kinh tế Trung Quốc. Hơn 80% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc từ Trung Đông và châu Phi phải đi qua tuyến đường này. Kết quả là, các lãnh đạo Trung Quốc quyết tâm xây dựng một hải quân mạnh để bảo vệ lợi ích kinh tế nước này, chuyên gia Ni lý giải.

Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang phát đi một thông điệp toàn cầu mạnh mẽ khi diễn tập hải quân chung ở biển Baltic.

"Diễn tập ở biển Baltic cho phép Trung Quốc phát đi thông điệp rằng nước này là một sức mạnh toàn cầu. Trung Quốc cũng có thể làm như vậy ở các vùng biển châu Âu, như những gì mà các cường quốc châu Âu (Anh và Pháp) làm ở châu Á-Thái Bình Dương", James Goldrick, nhà nghiên cứu tại Viện chính sách quốc tế Lowy, cho hay. Ông James từng phục vụ trong hải quân hoàng gia Australia gần 40 năm rồi về hưu vào 2012, cho hay.

Hoài Linh

Trung Quốc thử nghiệm trạm vũ trụ đặt trên mặt đất

Trung Quốc thử nghiệm trạm vũ trụ đặt trên mặt đất

Một số sinh viên Trung Quốc hiện đang sống thử trong một trạm vũ trụ mô phỏng tại ngoại ô Bắc Kinh

Mỹ phát thông điệp chiến lược tới Trung Quốc

Mỹ phát thông điệp chiến lược tới Trung Quốc

Nhóm tàu sân bay tấn công USS Nimitz của Mỹ đã tới Ấn Độ để tham gia cuộc diễn tập Malabar 2017 với hải quân Nhật và Ấn Độ

Lần đầu tiên Trung Quốc điều quân tới căn cứ ở nước ngoài

Lần đầu tiên Trung Quốc điều quân tới căn cứ ở nước ngoài

Tàu chở các quân nhân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã khởi hành từ thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông tới thành lập một căn cứ hậu cần tại Djibouti

Trung Quốc 'mệt mỏi' vì bị Mỹ ép về vấn đề Triều Tiên

Trung Quốc 'mệt mỏi' vì bị Mỹ ép về vấn đề Triều Tiên

Trung Quốc hôm 11/7 cho hay, đã mệt mỏi khi Mỹ gây sức ép thái quá buộc nước này phải kiềm chế Triều Tiên và kêu gọi chấm dứt "học thuyết trách nhiệm của Trung Quốc".

Nga-Trung tuyên bố 'mạnh tay' với hệ thống phòng thủ của Mỹ

Nga-Trung tuyên bố 'mạnh tay' với hệ thống phòng thủ của Mỹ

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh đến mối đe dọa nghiêm trọng mà hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ ở Hàn Quốc đặt ra đối với các lợi ích của Moscow và Bắc Kinh.