Ngày 20/5/1965, một chiếc Boeing 720-B của Hãng hàng không quốc tế Pakistan (PIA), mang số hiệu chuyến bay PK705 đã bị rơi gần sân bay Cairo, Ai Cập, khiến 122 người thiệt mạng.

Tai nạn thảm khốc xảy ra khi máy bay đang chở theo nhiều vị khách mời quan trọng, tham gia chuyến đi khai trương đường bay mới từ Karachi (Pakistan) tới London (Anh), quá cảnh qua Cairo (Ai Cập). Trong số những vị khách trên máy bay có 21 nhà báo, bao gồm cả ông A.K. Qureshi, lãnh đạo hãng thông tấn quốc gia Pakistan (AAP) và Thiếu tướng Hayauddin, Chủ tịch Quỹ báo chí quốc gia Pakistan.

Theo hãng thông tấn AP, máy đâm xuống khu vực sa mạc ở cách sân bay Cairo khoảng 16km về phía tây, vào lúc sáng sớm ngày 20/5/1965, khiến 122 người trong tổng số 128 hành khách và thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.

{keywords}
Lực lượng cứu hộ đang làm nhiệm vụ tại hiện trường tai nạn máy bay PIA PK705. Ảnh: Pakistan Insider

Lực lượng cứu hộ, bao gồm cả cảnh sát, binh lính và nhân viên hàng không Ai Cập đã vô cùng sửng sốt khi tìm thấy 6 vị khách thoát chết thần kỳ trong sự cố. Họ đã điều một trực thăng không quân đưa những người may mắn sống sót vào bệnh viện ở ngoại ô Heliopolis cấp cứu. Hai trong số họ đã được phẫu thuật ngay trong buổi chiều ngày 20/5.

Các nguồn tin điều tra cho hay, trước khi gặp nạn, máy bay đã di chuyển một vòng quanh sân bay Cairo. Cơ trưởng A.A. Khan đã liên lạc với tháp điều khiển tại sân bay để thông báo việc mình đang gặp rắc rối với các cánh tà của máy bay (thiết bị được gắn phía sau các cánh cố định của phi cơ, nhằm tăng lực nâng hoặc lực cản của cánh) khi thực hiện quá trình hạ cánh.

{keywords}
Thi thể nhiều nạn nhân được tìm thấy trong đống đổ nát. Ảnh: Pakistan Insider

Một cư dân địa phương có tên Bedouin Arab kể đã nghe thấy tiếng một phi cơ bay rất thấp, sau đó là một tiếng nổ dữ dội. Theo một nhân chứng khác, anh đã nhìn thấy một "quả cầu lửa" bốc cao trên bầu trời khi máy bay lao xuống đất. Va chạm khủng khiếp đã khiến chiếc máy bay vỡ tan thành hàng trăm mảnh trên sa mạc.

Sự cố kinh hoàng xảy ra đúng vào lúc sân bay Cairo đang bắt đầu quá trình nâng cấp cơ sở hạ tầng trước vô số than phiền và áp lực từ giới phi công. Năm 1965, các thành viên của Hiệp hội phi công quốc tế đã từ chối hạ cánh vào ban đêm tại sân bay Cairo do tình trạng chiếu sáng yếu kém, các đường băng tồi tàn và một số đường hạ cánh khá dốc, không đạt tiêu chuẩn. Họ cũng cáo buộc các nhân viên sân bay không sẵn sàng đối phó với một tình huống khẩn cấp.

Năm 1965 cũng đánh dấu một năm tồi tệ của hàng không thế giới với vô số tai nạn thảm khốc. Ngoài sự cố trên còn có 8 vụ rơi máy bay và tai nạn hàng không khác, cướp đi sinh mạng của trung bình hơn 30 người mỗi vụ. Ba trong số các sự cố này có liên quan đến máy bay Boeing 727, mẫu phi cơ kế nhiệm Boeing 720.

{keywords}
Ông Shaukat A. Mecklai đã dần hồi phục chấn thương thể chất sau tai nạn thảm khốc, nhưng không thể nguôi ngoai nỗi đau mất vợ. Ảnh: Dawn

Năm 2011, Shaukat A. Mecklai, một trong 6 người duy nhất trên chuyến bay PK705 còn sống sau tai nạn, lúc này 93 tuổi, đã kể lại những gì mình từng trải qua vào ngày định mệnh, cách đó 46 năm trên tạp chí Dawn. Theo Mecklai, vào thời điểm năm 1965, ông đang là quản lý tại một công ty du lịch và PIA đã mời vợ chồng ông tham gia chuyến đi khai trương đường bay mới.

Lúc xảy ra tai nạn, ông nhớ mình đã nhìn thấy lửa bốc lên ở cánh phải máy bay trước khi ngất đi. Lúc tỉnh dậy, ông được Jalal-al-Karimi, một hành khách trẻ hơn, bị thương ở đầu lôi ra khỏi đống đổ nát. Khi nhìn quanh, ông thấy rất nhiều thi thể và hành lý nằm la liệt quanh đó.

Sự cố với chuyến bay PK705 đã khiến ông Mecklai bị thương ở lưng và gãy vài chiếc xương sườn. Song, điều đau xót nhất là ông đã mất đi người vợ thân yêu. Ông nói, đáng lẽ đã có nhiều người được cứu sống hơn nếu như công tác cứu hộ diễn ra nhanh hơn, chứ không phải 5 - 6 tiếng sau khi máy bay rơi.

Sau khi thảo luận với các con, ông Mecklai đã quyết định để thi hài của vợ nằm lại Cairo cùng với các nạn nhân khác. Ông và ân nhân Karimi vẫn giữ liên lạc sau đó và trở thành bạn bè thân thiết của nhau.

Tuấn Anh

Ngày này năm xưa: Bê bối khiến Tổng thống Mỹ "ngã ngựa"

Ngày này năm xưa: Bê bối khiến Tổng thống Mỹ "ngã ngựa"

Ngày 17/5/1973, Thượng viện Mỹ bắt đầu các phiên điều trần, được phát sóng trực tiếp trên truyền hình về bê bối Watergate, liên quan đến Tổng thống Richard Nixon.

Ngày này năm xưa: Thảm án thừa kế rúng động nước Mỹ

Ngày này năm xưa: Thảm án thừa kế rúng động nước Mỹ

Cả nước Mỹ rúng động khi hay tin cô gái trẻ, đẹp cùng người tình ra tay sát hại dã man cha mẹ và em trai nhằm hưởng thừa kế.

Ngày này năm xưa: Cơn ác mộng cháy rừng kinh hoàng nhất lịch sử TQ

Ngày này năm xưa: Cơn ác mộng cháy rừng kinh hoàng nhất lịch sử TQ

Cách đây đúng 31 năm, lực lượng cứu hỏa Trung Quốc rốt cuộc cũng chặn đứng thảm họa cháy rừng gây tổn thất nặng nề nhất về người và của trong lịch sử nước này.

"Tù nhân vĩ đại" trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi

"Tù nhân vĩ đại" trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi

Ngày 10/5/1994, Nelson Mandela, "tù nhân vĩ đại", người hùng chống nạn phân biệt chủng tộc Apartheid ở Nam Phi đã trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của nước này.

Ngày này năm xưa: Bí ẩn vụ "đệ nhất danh ca châu Á" đột tử

Ngày này năm xưa: Bí ẩn vụ "đệ nhất danh ca châu Á" đột tử

Ngày 8/5/1995, Đặng Lệ Quân, ngôi sao Hoa ngữ xinh đẹp từng được mệnh danh là "Đệ nhất danh ca châu Á" đã đột tử tại khách sạn trong khi đi nghỉ mát ở Thái Lan. 

Ngày này năm xưa: Thảm kịch khinh khí cầu kinh hoàng

Ngày này năm xưa: Thảm kịch khinh khí cầu kinh hoàng

Ngày 6/5/1937, khinh khí cầu khổng lồ Hindenburg của Đức bất ngờ bốc cháy, rồi phát nổ trên bầu trời Mỹ, gây ra "thảm kịch Titanic trên không" chấn động thế giới.