Để đuổi vong, các pháp sư, thầy cúng và cả chồng chị đều tham gia đánh đập. Theo họ, chỉ có đánh đập, vong mới đau và mới “chuồn” khỏi cơ thể người dương thế. Thật đáng giận, song cũng đáng thương cho anh chồng, vừa đánh vợ vừa khóc lóc thảm thiết: “Vợ ơi! Tha lỗi cho anh nhé!”.
TIN BÀI KHÁC
Jennifer Phạm đeo dây chuyền có tên bạn trai?
Phát hiện xác chết phân hủy trong đám rau muống
Ông Tâm bị khai trừ Đảng và buộc thôi việc
'Kỳ án' hiếp dâm ở vườn mít, chông chênh 2 lần án tử
Theo thông tin nắm được, thì đã có khá nhiều người mắc chứng hoang tưởng, phát bệnh tâm thần sau khi áp vong ở trung tâm tìm mộ của “nhà ngoại cảm” Phan Thị Hạnh ở Nam Cát (Nam Đàn, Nghệ An). Quả thực, không khó để biết vì sao lại có nhiều người phát rồ khi đến áp vong ở địa điểm này.
Ngồi "thiền" trong cảnh nóng 40 độ C cả tháng trời thế này, không phát điên mới lạ |
Cái nóng, khói thuốc, khói hương, hơi người bốc lên, trong khi Hạnh lại không cho dùng quạt điện, vì sợ gió thổi vong bay mất, nên trung tâm tìm mộ biến thành “lò bát quái” hành xác những người thân của liệt sĩ. Trong không gian ngột ngạt, căng thẳng, hàng trăm con người vẫn kiên trì ngồi đợi vong nhập. Trong hoàn cảnh như thế, con người không tẩu hỏa nhập ma, không phát điên, phát rồ mới là chuyện lạ.
Lời vong hay ảo thanh? |
Chẳng hiểu có phải vong nhập về hay không, nhưng những người có mặt ở “lò bát
quái” của Hạnh rõ ràng là biểu hiện của bệnh tâm thần, hoang tưởng. Theo lôgic
thông thường, nếu vong hồn liệt sĩ về gặp con cháu, phải mừng mừng tủi tủi, phải
hỏi han nhau, xúc động hoặc vui vẻ, đằng này, chỉ thấy tiếng những tiếng gào
thét, khóc lóc, cười man rợ, chửi bới, rú rít như điên loạn, hoặc chỉ gật và
lắc, mà chẳng chịu nói gì. Nói thẳng thì đau lòng, nhưng liệt sĩ đâu phải những
người điên điên dở dở như thế!
Tôi ngồi xuống khu vực gia đình liệt
Nguyễn Văn T. để trò chuyện, hỏi han. Được biết, gia đình, người thân của liệt
sĩ T. đã cắm chốt ở trung tâm tìm mộ này hơn 2 tháng ròng rã, mà chưa thấy vong
về. Mặc dù vong chưa chịu về, song gia đình liệt sĩ T. quyết chí không nản.
Nhiều gia đình khác ngồi thiền 2-3 tháng, vong mới chịu về là chuyện bình
thường. Tôi trộm nghĩ, từng ấy con người trong gia đình ngồi hành xác trong “lò
bát quái” cả tháng như thế, thì sức khỏe như trâu cũng không chịu nổi.
Để
kiểm chứng số người mắc tâm thần khi áp vong tại các địa điểm ngoại cảm, tôi tìm
đến Bệnh viện tâm thần Nghệ An. Theo ông Phan Kim Thìn, Giám đốc Bệnh viện tâm
thần Nghệ An, mới đây, bệnh viện đã phải lập riêng một danh sách bệnh nhân tâm
thần do đi áp vong, để có phương pháp điều trị hợp lý.
Được sự giúp đỡ
của Giám đốc Phan Kim Thìn, chúng tôi đã gặp gỡ một số bệnh nhân. Chị Nguyễn Thị
Xuân (Nam Trung, Nam Đàn, Nghệ An) là bệnh nhân mới nhất vừa nhập viện vì bị tâm
thần do áp vong. Chúng tôi đến thăm khi chị vừa tỉnh lại được mấy ngày. Nhắc đến
chuyện áp vong, đôi mắt chị đầy sự hoảng hốt.
Theo lời chị Xuân, chị có
người bác ruột là liệt sĩ Nguyễn Văn Nguyên hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.
Trong giấy báo tử chỉ ghi thông tin chung chung là hy sinh ở chiến trường miền
Nam, nên gia đình chỉ còn biết trông chờ vào các nhà ngoại cảm.
Tháng
4-2011, gia đình đã đến trung tâm tìm mộ của “nhà ngoại cảm” Hồ Xuân Bình (thị
trấn Hưng Nguyên, Nghệ An) để áp vong. Sau mấy ngày ngồi chờ đợi, khi tinh thần
mệt mỏi, toàn thân rệu rã, thì chị Xuân lả đi. Trong lúc chị lả đi, thì mọi
người ra sức gọi chị là bác Nguyên. Khi đó, chị không trả lời được, mà cứ lắc la
lắc lư. Thế rồi, chị không biết gì nữa.
Người phụ nữ này suýt mất mạng vì bị "nhà ngoại cảm", pháp sư và chồng đánh đập đuổi vong như tra tấn thời Trung cổ |
Thế nhưng, về nhà, chị Xuân không trở lại bình thường, mà cứ lên cơn điên loạn, đập phá nhà cửa, chửi bới chồng con, không coi ai ra gì. Hễ ai vào can ngăn, khuyên giải, liền bị chị túm cổ đấm đá, cắn xé. Anh Hiệp đã gọi ông Bình đến đuổi “vong”, rồi thuê các pháp sư, thầy cúng cao tay cũng không đuổi được. Anh Hiệp lúc té rượu, lúc dùng roi dâu vụt, lúc đấm đá, tát tím bầm mặt mày, thân thể vợ, song chẳng ăn thua gì.
Không còn cách nào khác, anh Hiệp phải đưa vợ vào Bệnh viện tâm thần Nghệ An. Được sự chăm sóc tận tình của các y, bác sĩ và uống các loại thuốc, đặc biệt là thuốc an thần, chị Xuân đã dần trở lại bình thường, không thấy “vong” nhập nữa.
Ở phòng bên cạnh là chị C., cũng là nạn nhân mới nhất của nạn áp vong. Chị được đưa đến Bệnh viện tâm thần Nghệ An trong tình trạng nguy kịch vì bị đánh đập tơi bời.
Lý do chị C. phát điên cũng giống hệt chị Xuân, là do đi áp vong tìm bác là liệt sĩ bị thất lạc mộ. Để đuổi vong, các pháp sư, thầy cúng và cả chồng chị đều tham gia đánh đập. Theo họ, chỉ có đánh đập, vong mới đau và mới “chuồn” khỏi cơ thể người dương thế. Thật đáng giận, song cũng đáng thương cho anh chồng, vừa đánh vợ vừa khóc lóc thảm thiết: “Vợ ơi! Tha lỗi cho anh nhé!”.
Sau nhiều ngày đánh đập, chị C. có nguy cơ mất mạng, trong khi “vong” chẳng chịu thăng, gia đình buộc phải đưa chị đến Bệnh viện tâm thần Nghệ An điều trị. Theo bác sĩ Phạm Ngọc Ngô, Phó Giám đốc Bệnh viện tâm thần Nghệ An, lúc gia đình đưa chị C. đến bệnh viện, nhìn thân thể chị C. có thể liên tưởng đến cảnh tra tấn tội phạm thời Trung cổ.
Bác sĩ Phạm Ngọc Ngô cho biết, hiện đã có 20 bệnh nhân tâm thần phải nhập viện vì chuyện áp vong tìm mộ liệt sĩ. Hầu hết các bệnh nhân là nữ. Họ chỉ được đưa đến bệnh viện khi bệnh đã phát nặng và thân thể tiều tụy vì bị đánh đập.
Theo bác sĩ Nguyễn Đức Toàn, Trưởng Khoa Bán cấp tính nữ (BV tâm thần Nghệ An), số bệnh nhân tâm thần do áp vong được đưa đến bệnh viện chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Phần lớn bệnh nhân hiện đang được điều trị tại nhà. Chỉ khi nào bệnh nhân rơi vào nguy kịch, phát bệnh tâm thần rõ ràng, không còn cách nào khác, thì người nhà mới đưa đến bệnh viện tâm thần nhờ bác sĩ chữa trị.
Bác sĩ Phạm
Ngọc Ngô, Phó Giám đốc Bệnh viện tâm thần Nghệ An cho biết: Tất các bệnh nhân
sau khi áp vong được đưa đến bệnh viện thuộc nhóm các rối loạn tâm thần có căn
nguyên sang chấn tâm lý, hay nói chính xác hơn là có liên quan đến yếu tố tâm
lý. Đây là một nhóm bệnh tâm thần đa dạng xuất hiện do những yếu tố sang chấn
tâm lý có ý nghĩa thông tin đặc biệt tác động vào những nhân cách có cấu trúc
nhất định (thường là nhân cách yếu) trong những điều kiện ảnh hưởng của cơ thể
và môi trường. Có 3 nguyên nhân gây bệnh là sang chấn tâm lý, nhân cách và môi
trường. |
(Theo VTC News)