Những bức ảnh đã khai thác được nhiều khía cạnh mới, phong phú, đa dạng về Thủ đô Hà Nội, tạo được dấu ấn cảm xúc trong lòng người xem.

TIN BÀI KHÁC
1 người dọn đường cho Bộ trưởng Thăng vi hành
Hoa độc dập dờn trên các phố ở Việt Nam

Chưa chẩn được bệnh cho cô gái hóa bà già

Vụ kiện 228 tỉ đồng: Ngọc Thúy chưa kết hôn?

Miền quê có hàng trăm người tự sát vì…1 câu nói

Van xin trên xe bus: 'Vì người dân không lên tiếng"?


Nhân kỷ niệm 57 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2011), tại Nhà Thông tin triển lãm (93 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội) diễn ra triển lãm ảnh nghệ thuật mang tên Cảm xúc Hà Nội.

Triển lãm giới thiệu tới công chúng 124 bức ảnh tiêu biểu, được tuyển chọn từ hơn 1.000 tác phẩm của 218 tác giả ở Hà Nội và 17 tỉnh thành phố khác trên cả nước, gửi tới sau 2 tháng vận động sáng tác.

Với chủ đề Cảm xúc Hà Nội, ban tổ chức mong muốn hướng tới một nét mới trong sáng tác của các nghệ sĩ nhiếp ảnh và những người yêu nhiếp ảnh, trong cả nước, về đề tài Hà Nội. Các tác phẩm đã tập trung vào 3 nội dung chính: khắc hoạ bản sắc văn hoá truyền thống, cuộc sống làng nghề và chân dung con người Hà Nội trong thời kỳ mới.

Thông qua những bức ảnh được giới thiệu, các tác giả đã bám sát tốt chủ đề, khai thác được nhiều khía cạnh mới, phong phú, đa dạng, tạo được dấu ấn cảm xúc trong lòng người xem.

Dưới đây là một số tác phẩm nổi bật:

Tác phẩm Em yêu hòa bình của Nguyễn Như Hảo giành giải nhất tại triển lãm.


Tác phẩm Bà cháu của Xuân Chính giành giải nhì.


Tác phẩm Ngày hội của Lại Diễn Đàm đồng giải nhì.


Tác phẩm Mùa sen Hồ Tây của Đỗ Phương Mai nhận giải ba.


Tác phẩm Bạn già của Trần Nhân Quyền, đồng giải ba.


Tác phẩm Nhà nghiên cứu thư pháp Cung Khắc Lược của Nguyễn Anh Tuấn, đồng giải ba.


Tác phẩm Tung chài của Nguyễn Thong Dong, giải khuyến khích.


Tác phẩm Em bé Hà Nội của Bùi Đăng Thanh, giải khuyến khích.


Tác phẩm Học nghề của Trương Tuấn Anh, giải khuyến khích.


Tác phẩm Nghệ nhân đầu sư tử của Hoàng Thanh Thúy, giải khuyến khích.


Tác phẩm Soi sáng lầu văn của Nguyễn Trọng Nghị, giải khuyến khích.


Tác phẩm Tưng bừng lễ hội của Trần Nhân Quyền, giải khuyến khích.


Tác phẩm Từ trong vốn cổ của Bùi Đăng Thanh, giải khuyến khích.

(Theo Báo Đất Việt)