Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình vừa cho biết một con số đáng kinh ngạc, đó là hiện nay, Việt Nam đang thiếu khoảng 139.000 phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành.
Về vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho biết, hiện nước ta đang thiếu khoảng 139.000 phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành. “Theo dự báo, con số thiếu hụt này sẽ còn tiếp tục lớn hơn nếu không có các biện pháp can thiệp giảm tỷ số giới tính khi sinh”, ông Tân nhấn mạnh trên báo Lao động.
Tuy nhiên, dù thiếu hụt phụ nữ nhiều như vậy nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy gần 50% nam giới có suy nghĩ “cổ hủ” rằng, sinh được con trai mới chứng tỏ mình là đàn ông đích thực.
Tốc độ gia tăng tỷ số mất cân bằng giới tính ở Việt Nam đang nhanh hơn rất nhiều quốc gia khác. Trước đó, vào ngày 5/10, Bộ Y tế và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc cũng đã phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế về mất cân bằng giới tính khi sinh với chủ đề: “Giải quyết vấn đề và định hướng cho tương lai”. Thông tin tại hội thảo cho biết khoảng 15 - 20 năm nữa, Việt Nam sẽ có khoảng 2,3 - 4,3 triệu nam giới không có khả năng lấy được vợ là người Việt; kéo theo đó tệ nạn mại dâm và buôn bán phụ nữ sẽ gia tăng.
Thống kê tại nhiều nước cho thấy tỉ số mất cân bằng giới tính khi sinh đặc biệt cao ở nhóm gia đình khá giả, có trình độ học vấn cao. Lý giải cho điều này các chuyên gia cho biết, nguyên nhân của tình trạng trên có thể là những người giàu có điều kiện hơn để tiếp cận với công nghệ lựa chọn giới tính khi sinh. Áp lực có con trai nối dõi tông đường, thừa kế tài sản cũng cao hơn vì tài sản thường để lại cho con trai. Một nguyên nhân nữa là nhóm dân số có điều kiện kinh tế khá giả, học vấn cao thường sinh ít con. Điều này mâu thuẫn với khao khát có con trai nên động lực lựa chọn giới tính thai nhi ở đối tượng này cao hơn.
Bên cạnh đó, châu Á cũng đang thiếu hụt 117 triệu phụ nữ do mất cân bằng giới tính khi sinh. Một số nơi như Trung Quốc, Ấn Độ có số tỉ lệ nam tăng tới 25%. Tại Việt Nam, đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ mất cân bằng cao nhất, trung bình là 115 nam/100 nữ. Trong đó, đáng báo động là Hưng Yên (trên 130/100), Hải Dương (120/100), Hải Phòng (115/100), Bắc Ninh (119/100)...
Lê Ngọc (Tổng hợp)
TIN BÀI KHÁC
Thú rạp xiếc liên tiếp tấn công trẻ em
Phận nữ nhi làm việc với những xác chết
Con gái Mỹ Linh 'độn' thêm tuổi?
Hành trình tội ác của thôn nữ lụy tình
Bóc trần bộ mặt của nữ đại gia 'chúa chổm'
Giải mã xác ướp người Việt cổ
Phận nữ nhi làm việc với những xác chết
Con gái Mỹ Linh 'độn' thêm tuổi?
Hành trình tội ác của thôn nữ lụy tình
Bóc trần bộ mặt của nữ đại gia 'chúa chổm'
Giải mã xác ướp người Việt cổ
Về vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho biết, hiện nước ta đang thiếu khoảng 139.000 phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành. “Theo dự báo, con số thiếu hụt này sẽ còn tiếp tục lớn hơn nếu không có các biện pháp can thiệp giảm tỷ số giới tính khi sinh”, ông Tân nhấn mạnh trên báo Lao động.
Tuy nhiên, dù thiếu hụt phụ nữ nhiều như vậy nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy gần 50% nam giới có suy nghĩ “cổ hủ” rằng, sinh được con trai mới chứng tỏ mình là đàn ông đích thực.
Tốc độ gia tăng tỷ số mất cân bằng giới tính ở Việt Nam nhanh hơn rất nhiều quốc gia khác (Ảnh minh họa) |
Tốc độ gia tăng tỷ số mất cân bằng giới tính ở Việt Nam đang nhanh hơn rất nhiều quốc gia khác. Trước đó, vào ngày 5/10, Bộ Y tế và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc cũng đã phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế về mất cân bằng giới tính khi sinh với chủ đề: “Giải quyết vấn đề và định hướng cho tương lai”. Thông tin tại hội thảo cho biết khoảng 15 - 20 năm nữa, Việt Nam sẽ có khoảng 2,3 - 4,3 triệu nam giới không có khả năng lấy được vợ là người Việt; kéo theo đó tệ nạn mại dâm và buôn bán phụ nữ sẽ gia tăng.
Thống kê tại nhiều nước cho thấy tỉ số mất cân bằng giới tính khi sinh đặc biệt cao ở nhóm gia đình khá giả, có trình độ học vấn cao. Lý giải cho điều này các chuyên gia cho biết, nguyên nhân của tình trạng trên có thể là những người giàu có điều kiện hơn để tiếp cận với công nghệ lựa chọn giới tính khi sinh. Áp lực có con trai nối dõi tông đường, thừa kế tài sản cũng cao hơn vì tài sản thường để lại cho con trai. Một nguyên nhân nữa là nhóm dân số có điều kiện kinh tế khá giả, học vấn cao thường sinh ít con. Điều này mâu thuẫn với khao khát có con trai nên động lực lựa chọn giới tính thai nhi ở đối tượng này cao hơn.
Bên cạnh đó, châu Á cũng đang thiếu hụt 117 triệu phụ nữ do mất cân bằng giới tính khi sinh. Một số nơi như Trung Quốc, Ấn Độ có số tỉ lệ nam tăng tới 25%. Tại Việt Nam, đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ mất cân bằng cao nhất, trung bình là 115 nam/100 nữ. Trong đó, đáng báo động là Hưng Yên (trên 130/100), Hải Dương (120/100), Hải Phòng (115/100), Bắc Ninh (119/100)...
Lê Ngọc (Tổng hợp)