Tài xế và phụ xe buýt tuyến 34 có hành vi chửi mắng, bắt hành khách quỳ có thể bị khởi tố hình sự.

Tước giấy phép lái xe buýt bắt khách quỳ
Tài xế và phụ xe buýt tuyến 34 (Mỹ Đình - Gia Lâm) vừa bị đề nghị tịch thu giấy phép lái xe sau vụ làm nhục hành khách.
 
BT Thăng 'kích' đi xe buýt, tài xế bắt khách quỳ
Sau khi báo chí đăng tải vụ việc phụ xe buýt bắt hành khách phải quỳ, nhiều độc giả đã chia sẻ rất nhiều những câu chuyện “chướng tai gai mắt” tương tự ở trên hành trình xe buýt Hà Nội.
 
Hà Nội: Bức xúc phụ xe buýt bắt hành khách quỳ
Do bắt nhầm tuyến, hành khách đòi xuống xe thì bị phụ xe buýt hành hung và bắt quỳ xuống mới cho khách xuống xe.
 
Tiết lộ những 'chiêu' chống móc túi trên xe buýt
Trên một số diễn đàn, các cư dân mạng đã tiết lộ một số “chiêu” chống lại hành vi trắng trợn này.
 
Dựng cảnh xô đẩy, móc ví, điện thoại ở xe buýt
Gắp” được điện thoại của “con mồi”, sau 5 giây đối tượng móc túi đã tắt nguồn, tháo xong sim… và chuyền tay cho đồng bọn tẩu tán.

TIN BÀI KHÁC


Mấy ngày nay, vụ việc lái xe Đỗ Hữu Long và nhân viên bán vé Nguyễn Chí Thanh phục vụ trên chuyến xe buýt BKS 30K-1550 của Xí nghiệp xe điện Hà Nội (tuyến 34 Mỹ Đình - Gia Lâm) có hành vi chửi mắng, bắt hành khách Nguyễn Ngọc Phúc (quê Vĩnh Phúc) quỳ xuống xin mở cửa xe mới cho xuống đã thu hút sự quan tâm lớn của dư luận. Nhiều người tỏ ra bất bình, bức xúc về hành vi, thái độ phục vụ của hai nhân viên xe buýt trên.
Luật sư Phạm Quốc Thanh (Ảnh: VTC News)
Nói về vụ việc này, luật sư Phạm Quốc Thanh (Trưởng Văn phòng Luật sư Quốc Thái, Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết trên báo Pháp luật Việt Nam, có thể khởi tố hình sự đối với lái xe và phụ xe. Luật sư Thanh khẳng định trên báo này, trong vụ việc này, cần làm rõ những nhân chứng vào thời điểm đó rằng có phải 2 người này đã có hành vi bắt khách quỳ van xin hay không; còn hành vi làm nhục người khác thì đã rõ, bởi lái xe và phụ xe đều đã thừa nhận hành vi đó.

Luật sư Thanh cũng cho biết trên báo VTC News rằng, để khởi tố hành khách bị lăng mạ (anh Nguyễn Ngọc Phúc) phải có đơn đề nghị cơ quan công an có thẩm quyền xem xét. Bên cạnh đó, cần xem xét nhân thân của lái xe, phụ xe buýt đã từng bị phạt hành chính về hành vi tương tự hay chưa, đã có tiền án, tiền sự hay chưa…
Luật sư Thanh cho hay, theo Điều 121 Bộ luật Hình sự, người nào xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác thì bị phạt cảnh cáo và nặng nhất là bị phạt tù giam từ 1 - 3 năm. 

Tuy nhiên, Luật sư Thanh cho biết trên báo Pháp luật Việt Nam rằng đây chỉ là tội nhẹ. Thực tế ở Việt Nam, mỗi năm chỉ có khoảng 3 - 4 vụ án về tội làm nhục người khác hay vu khống, vu cáo. Tỷ lệ xét xử rất ít, bởi phụ thuộc nhiều vào người bị chửi, bị làm nhục đó có đưa ý kiến, làm đơn xem xét xử lý người làm nhục mình hay không. Còn việc cơ quan pháp luật chủ động tìm ra sự việc để khởi tố thì hầu như không có.
Tài xế Đỗ Hữu Long (trái) và phụ xe Nguyễn Chí Thanh (phải) có thể bị khởi tố hình sự (Ảnh: Tiền Phong)
Liên quan đến vụ việc này, báo Giáo dục Việt Nam dẫn lời Thượng tá Đào Thanh Hải - Trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45 - Công an TP. Hà Nội) cho hay, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH vừa nhận được hồ sơ từ Sở GTVT Hà Nội đề nghị xem xét, xử lý theo thẩm quyền. Trên cơ sở đó, Công an TP. Hà Nội sẽ tổ chức điều tra, làm rõ hành vi quát mắng, đe dọa hành khách của hai nhân viên xe buýt nói trên.

Ngày 24/10, Hội đồng kỷ luật của Xí nghiệp xe điện Hà Nội đã họp xét kỷ luật lao động và ra quyết định sa thải đối với Đỗ Hữu Long và Nguyễn Chí Thanh. Chánh Thanh tra Bộ GTVT Nguyễn Xuân Hào cũng đã đề nghị phải tịch thu giấy phép lái xe đối với tài xế Đỗ Hữu Long bởi có những hành vi làm nhục hành khách.

Thu Hằng (Tổng hợp)