Mới 6 tuổi, bé Hoàng Anh đã có thể chơi được 14 bài dân ca một cách điêu luyện, như một nghệ nhân thực thụ.
TIN BÀI KHÁC
Giường 3 người ngủ, vẫn hãm hiếp được bé gái?
Gói hàng tết có gì mới?
Hà Nội: Phát hiện hầm bí mật trong KS Metropole
Cả trường ngồi 'nhầm lớp', lớp 7 đọc kiểu... bỏ qua
Hà Nội: Tháo dỡ tháp nghiêng lớn nhất thủ đô
Chồng xe ôm đòi thẩm phán nuôi vợ mình suốt đời
Đại gia mâm đúc và CLB xế cổ Sài thành
Hà Dũng: Boeing 737 và 400 triệu tặng Hồ Quỳnh Hương
Vài tháng trở lại đây câu chuyện về cô bé Hoàng Anh, 6 tuổi chơi đàn bầu như một nghệ nhân đã được nhiều người dân mảnh đất Phủ Diễn (huyện Diễn Châu, Nghệ An) truyền tai nhau. Thậm chí, có người còn vượt cả đoạn đường hàng trăm cây số để tìm đến “mục sở thị” em biểu diễn.
Mới sinh... đã biết “thưởng thức” tiếng đàn bầu
Nghệ nhân nhí tên đầy đủ là Ngô Thị Hoàng Anh, sinh năm 2005, là con gái đầu lòng của anh Ngô Đình Quý và chị Chu Thị Huyền ở xóm 3, xã Diễn Hoa. Lúc mới sinh, bé rất hay khóc, hờn dỗi vì vậy người nhà phải nhiều lần cho em đi thăm khám. Tuy nhiên, một hôm, khi bố mẹ chưa kịp đưa bé đi thì ông nội của bé là Ngô Khắc Duy tình cờ lấy cây đàn bầu ra chơi. Thật bất ngờ, bé Hoàng Anh đang khóc trên vai mẹ, nghe tiếng đàn bầu của ông bé chợt im bặt và cười khanh khách.
Bé Hoàng Anh bên chiếc đàn bầu. |
Ông Ngô Khắc Duy kể lại, từ lần đấy, cứ nghe tiếng đàn bầu là Hoàng Anh không còn khóc và hờn dỗi mẹ nữa. “Để kiểm chứng điều này, mỗi lần cháu khóc, hờn tôi lại mang cây đàn bầu ra chơi một bản thế là bé Hoàng Anh lại cười vui. Cũng chính tiếng đàn bầu đã làm bé vui chơi ngoan ngoãn và lớn nhanh trông thấy từ đó”, ông nói.
Hay hơn nữa là từ khi biết chơi đồ chơi, bố mẹ cháu đã mua rất nhiều đồ vật nhưng Hoàng Anh chỉ say sưa với mỗi chiếc đàn bầu nhựa.
3 tháng học đàn... thuộc 14 bản dân ca
Khi chúng tôi ngồi trò chuyện với ông nội Hoàng Anh thì cô bé, mặc dù rất chăm chú ngồi học, vẫn không ngừng quay sang thuyết phục ông, học xong cho phép được chơi đàn.
Giấy chứng nhận nghệ nhân nhí nhỏ tuổi sử dụng nhạc cụ hay nhất trong Liên hoan câu lạc bộ dân ca xứ nghệ, tỉnh Nghệ An, lần thứ nhất năm 2011.
Ông Duy cho biết, mặc dù Hoàng Anh rất thích nghe tiếng đàn nhưng mãi tới khi cháu gần 6 tuổi gia đình mới cho cháu tiếp cận và học chơi đàn bầu.
Từ lần đầu tiên chạm tới cây đàn bầu, Hoàng Anh đã làm chính ông nội, một người có thâm niên nhiều năm chơi đàn, bị bất ngờ bởi năng khiếu của em. Nhiều nốt khó trong bài hát tưởng phải nghệ nhân mới có thể xử lý được mà Hoàng Anh thể hiện một cách dễ dàng.
Với trí nhớ tốt, cộng với niềm say mê nên chỉ sau chưa đầy 1 tuần, Hoàng Anh đã thể hiện thành công tới 2 làn điệu dân ca quen thuộc và nổi tiếng qua tiếng đàn bầu quê hương, gồm: Giận mà thương và Việt Nam quê hương tôi. Tiếng đàn của em được đánh giá là có sức truyền cảm lớn và hay hơn sức tưởng tượng của mọi người.
Tính đến bây giờ (sau gần 3 tháng học đàn), Hoàng Anh đã chơi được tất cả 14 bài về dòng nhạc dân ca trữ tình, trong đó có những bài mà theo ông nội của bé là rất khó như bài: Vì miền Nam hay bài Lên ngàn và Xe chỉ luồn kim... Đây là những bài thường được dùng trong kỳ thi tốt nghiệp của bộ môn đàn bầu ở nhiều trường đào tạo.
Theo ông Duy, trung bình nếu một người bình thường đánh được đàn bầu tròn tiếng, chứ chưa nói đến luyến láy đúng nhịp điệu như Hoàng Anh thì cũng phải mất từ 2 năm đào tạo trở lên. Trong khi đó, cô bé mất chưa đầy một phần 7 quãng thời gian đó.
Tài năng của Hoàng Anh cũng đã bước đầu được khẳng định trong Liên hoan câu lạc bộ dân ca xứ Nghệ tỉnh Nghệ An lần thứ nhất, tổ chức từ ngày 21 đến ngày 23/9. Tại cuộc thi này, Hoàng Anh đã đạt giải đặc biệt Nghệ nhân nhí nhỏ tuổi sử dụng nhạc cụ hay nhất …
Khi được hỏi về việc dạy giỗ và phát huy tài năng của cháu trong tương lai? Ông Ngô Khắc Duy tâm sự: “Trước mắt, tôi chỉ kết hợp dạy thêm đàn cho cháu vào những giờ nghỉ giải lao ở nhà và những ngày nghỉ, còn cái chính là để cháu học tập văn hóa ở trường cho tốt”. Được biết, ngoài đánh đàn giỏi, thì ở trường bé Hoàng Anh là một học sinh ngoan ngoãn, học giỏi và ca hát rất hay.
(Theo Đất Việt)