- Sau khi loạt bài phản ánh hiện trạng học lớp 1 và đào tạo thạc sĩ ở Việt Nam được đăng tải, nhiều ý kiến cho rằng vẫn tồn tại nghịch lý như hiện nay tất cả là do bệnh thành tích.
TIN BÀI KHÁC
Mẹ nữ sinh lột áo bạn trải lòng trong nước mắt
Tản mạn về… 9 đời bộ trưởng Bộ GTVT
Cô Kim 'siêu vòng 3' chính thức ly dị chồng
Ăn thịt lợn chứa tăng trọng gây dậy thì sớm?
“Sếp bà” CDC có hành vi tình dục với cả động vật
Giường 3 người ngủ, vẫn hãm hiếp được bé gái?
Nghệ nhân 'nhí' chơi đàn bầu xôn xao xứ Nghệ
Sau loạt bài học lớp 1 và đào tạo thạc sĩ hiện nay ở Việt Nam do VietNamNet đăng tải, có rất nhiều ý kiến phản hồi xung quanh vấn đề này. Người thì cho rằng, so sánh việc đi học của một trẻ lớp 1 với một thạc sĩ tương lai quả thật khập khiễng, người lại chép miệng và buồn thay cho một nền giáo dục vẫn còn nặng nề về thành tích nên mới dẫn đến tình trạng "loạn' thạc sĩ như hiện nay.
Đẻ xong là có bằng thạc sĩ, tiến sĩ
Sau khi đọc bài "Trẻ vỡ lòng tối mắt, thạc sĩ lại vểnh râu" độc giả Trần Châu Giang đã chia sẻ câu chuyện có thể nói là cười ra nước mắt về thực trạng nhà nhà học thạc sĩ hiện nay: "Chuyện thường ngày mà. Ở cơ quan tôi (Viện nghiên cứu đàng hoàng) mấy chị làm thư viện trong lúc rảnh thì "tranh thủ" sang phòng bên cạnh "làm" cái bằng Thạc sĩ. Đẻ xong vài cháu lại làm thêm cái bằng Tiến sĩ nữa. Còn mấy anh suốt ngày vật lộn điều tra nghiên cứu thực địa thì chả màng bằng cấp gì. Thế rồi một ngày đẹp trời, chị thủ thư làm sếp của anh nghiên cứu viên, thật chua xót".
Cứ đẻ xong lại có một tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Chuyện này có còn lạ ở Việt Nam (Ảnh minh họa. Nguồn: Vietbao ) |
Cùng quan điểm, độc giả Phạm Văn Hùng buồn rầu cho rằng, nền giáo dục Việt Nam đang tồn tại một nghịch lý đáng buồn khi mà có rất nhiều thạc sĩ ra trường, một câu giao tiếp với người nước ngoài cũng ú ớ. Cứ đà này thì Việt Nam sắp đứng top đầu những nước có nhiều.. thạc sĩ nhất nhưng chất lượng có lẽ đội sổ.
Còn bạn hientrang thì cho rằng, việc nhan nhản bằng thạc sĩ như hiện nay phần nhiều là do bệnh thành tích, thạc sĩ nghe có vẻ oai nhưng đầu rỗng tuếch. Thạc sĩ mà đến sử dụng tin học văn phòng còn khù khờ. Nhưng vì bệnh thành tích và ưa chuộng bằng cấp nên các cơ quan nhà nước đều ưu tiên cho người có bằng thạc sỹ vào làm việc và thăng tiến dễ dàng hơn. Trên thực tế hiện nay, phần nhiều bằng thạc sỹ cũng chỉ hơn bằng cử nhân ở cái mác mà thôi.
Tuổi thơ của các em đang bị bóp méo bởi những kỳ vọng của cha mẹ, thành tích của nhà trường (Ảnh minh họa: Người lao động) |
Tranh luận về việc lớp một học tối mắt, thạc sĩ học giả bằng thật, độc giả Mr.N kết luận một câu xanh rờn rằng: Giáo dục ở Việt Nam đang chạy marathon ngược. Các nước phương Tây tiên tiến: nhỏ học vừa đủ (chạy chậm theo nhịp ), học kỹ năng sống là chủ yếu, tăng dần đến đại học và sau đại học thì học cật lực, ra đời bon chen cật lực (chạy nước rút). Việt Nam ta: nhỏ thì học kiệt sức lực (chạy nước rút) cho đến khi qua được kỳ thi tuyển đại học là bắt đầu lơ tơ mơ, học là phụ, chơi, yêu và đi làm thêm là chính (chạy thả lỏng), ra đời thì mỗi người mỗi cách, tùy theo truyền thống gia đình (chạy tự do). Biết vậy nhưng đã vào guồng thì không thể nào làm khác được.
Hãy trả lại tuổi thơ cho trẻ
Đa phần các bậc phụ huynh đều phản đối việc học quá nặng nề của trẻ vỡ lòng nhưng vì 1001 lý do như sợ tụt hậu, sợ các con bị xếp đội sổ, sợ các con bị cô giáo khiển trách trước lớp… khiến các bậc phụ huynh không thể không cùng con chạy đua với chương trình học.
Độc giả Như Quỳnh thì cho rằng, mới 6 tuổi, bắt đầu đi học, tại sao nhà trường lại đòi hỏi ở các cháu phải biết đếm, biết viết trước. Vì thế phụ huynh mới đua nhau cho con học trước chương trình. Mà tuổi đấy, đi học chỉ chí chóe nhau chứ hiệu quả có cao đâu. “Đừng kỳ vọng vào trẻ i tờ quá nhiều, hãy trả lại tuổi thơ cho trẻ theo đúng nghĩa của nó”.
Cùng cách nghĩ như bao phụ huynh khác, độc giả Minh Anh than phiền rằng chính người lớn đang gieo rắc vào con em mình lối sống bon chen, chạy đua ngay từ tấm bé. Các cháu 3, 4 tuổi phải dùi mài kinh sử theo kiểu chạy đua để đạt được nguyện vọng của cha mẹ, thành tích của nhà trường mà tôi cảm thấy lo cho tuổi thơ của các cháu. Thật buồn thay áp lực từ gia đình và nhà trường đang bóp méo tuổi thơ của bọn trẻ.
Cần có cái nhìn nhiều chiều
Bên cạnh những đồng tình về thực trạng dạy và học lớp một - thạc sĩ hiện nay cũng có nhiều ý kiến cho rằng, không nên đánh đồng tất cả, vẫn có người học thật, thi thật và lấy bằng thật, còn việc trẻ vỡ lòng học hành tối mắt phần nhiều cũng do cha mẹ và nhà trường mắc bệnh thành tích.
Độc giả Nguyễn Hồng Phúc cũng nhận thấy thực trạng các cháu nhỏ học tiểu học quá nặng nề. Tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng có quyền lựa chọn cho con mình một cách học tối ưu, không vất vả. Bản thân phụ huynh có quyền không cho con mình học thêm hết nơi này nơi khác.
Còn độc giả Đặng thì thừa nhận rằng, mặc dù nền giáo dục Việt Nam còn nhiều bất cập nhưng chúng ta cũng cần có cái nhìn từ nhiều phía. Vẫn biết rằng nhiều cơ quan vẫn “sùng” bằng cấp như: các trường THPT yêu cầu, khuyến khích có 15% giáo viên có trình độ sau đại học; các cơ quan nhà nước khi tuyển dụng hay đề bạt nhân sự đều coi trọng bằng cấp. Bên cạnh đó một số trường đại học còn được giao chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ nên càng nảy sinh nhiều vấn đề. Tuy nhiên cũng không nên đánh đồng tất cả vì đâu đó vấn có những trường đạo tạo thạc sĩ rất nghiêm túc.
Chốt lại vấn đề mà nhiều độc giả tranh luận, độc giả Mạnh Cường thì cho rằng, giáo dục gia đình là cần thiết hơn cả với những trẻ vỡ lòng đã chập chững bước vào đời. Hơn bao giờ hết, tại thời điểm đó, trẻ cần được khuyến khích niềm đam mê, sự tự tin và tinh thần sáng tạo. Cứ không phải điểm cao là giỏi, con xếp thứ hạng ở top đầu bố mẹ là oai với bạn bè, hàng xóm. Tốt nghiệp đại học chỉ là bước đầu của sự nghiệp. Thạc sĩ cũng thế mà thôi, quan trọng ta làm được gì, áp dụng ra sao với tấm bằng đã có.
Trẻ lớp một học hành vất vả, chạy đua với thành tích mà bố mẹ và nhà trường theo đuổi khiến tuổi thơ bị xáo trộn. Thạc sĩ phần nhiều học nhởn nhơ, học giả bằng thật. Chừng nào nền giáo dục của ta không còn nặng nề về thành tích, chừng đó tuổi thơ của các em sẽ được trả lại, cũng chừng đó, tấm bằng thạc sĩ mà nhiều người có được sẽ thực sự có ích.
Mẫn Chi
Lối nào cho trẻ lớp 1 không mang cặp tới trường?
Học sinh tiểu học chạy đua với chương trình và gồng mình thi với học. Còn học viên sau đại học thì đang học theo kiểu “dật dờ”, chiếu lệ.
Tiếng Anh cao học: Kiểu gì rồi cũng sẽ qua!
Tiếng Anh đầu vào đã phải nghĩ “trăm phương ngàn kế” để đi thi, vài
năm gần đây lại thêm chuẩn tiếng Anh “đầu ra” khiến các học viên cao học
lại như kiến bò chảo nóng. Tuy nhiên, mọi việc lại không phức tạp và
căng thẳng đến vậy.
Những thạc sĩ có "mũ" nhưng đầu rỗng
Việc học và thi ở bậc cao học ở một số trường hiện nay
khá nhàn nhã, theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”.
Mẹ thạc sĩ xót xa cảnh con lớp 1
Đây là tâm sự của một bà mẹ ở quận
Đống Đa, Hà Nội, hiện đang là học viên cao học đồng thời có con trai vừa bước
chân vào lớp 1 cách đây chưa đầy 2 tháng.
Nghịch lý ở Việt Nam hay ở Mỹ?
Ở Mỹ, nếu cuối năm trẻ học lớp một tuyên bố thích đi học, đó chính là thành công của giáo viên trong cả năm.
Thi vào lớp 1 khó hơn thi cao học?
Để vào học lớp 1, nhiều trẻ mẫu giáo phải oằn
mình luyện viết trong các lò luyện, trong khi không ít sinh viên mới tốt nghiệp
ĐH, công chức chỉ cần ung dung nộp tiền, học ôn là chắc chắn đỗ cao học.
Trẻ vỡ lòng tối mắt, thạc sĩ lại “vểnh râu”
Một nghịch lý lạ lùng: Học vỡ lòng phải học ngày học đêm mới mong theo kịp
chương trình, trong khi học thạc sĩ, tiến sĩ lại phởn phơ “học mà chơi, chơi mà
học”.
|