Đất nước hòa bình, các luật và quy định điều chỉnh, chi phối mọi hoạt
động chính, phải chăng BT có “phong cách tư lệnh” đã lỗi thời?
TIN BÀI KHÁC:
Tản mạn về "phong cách tư lệnh"
Bộ trưởng là tư lệnh ngành chỉ là cách nói nhằm nhấn mạnh thêm, vận dụng từ ngữ quân sự. Trong chức năng và nhiệm vụ của bộ trưởng, đã bao gồm cả điều này.
Mỗi vị bộ trưởng thực hiện chức năng của mình theo phong cách riêng, để nhằm tới thước đo chung là hiệu quả công việc và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Những người đứng đầu quyết đoán, tâm huyết, sôi sục, xông pha vào nơi khó khăn, gay cấn và lôi cuốn nhiều người cùng làm theo, nếu gọi đó là “phong cách tư lệnh”, thì theo dư luận đánh giá, dường như Bộ trưởng Đinh La Thăng đang thể hiện phong cách này, thông qua một số hoạt động điều hành...
Trên Báo Giao thông Vận tải, người viết đặt vấn đề: giờ đây, đất nước hòa bình, các luật và quy định điều chỉnh, chi phối mọi hoạt động chính gần như đầy đủ hết, phải chăng bộ trưởng có “phong cách tư lệnh” đã lỗi thời?
Theo đó, trong số các Bộ trường GTVT người viết từng có dịp tiếp xúc, người có “phong cách tư lệnh” ấn tượng nhất là tướng Đồng Sĩ Nguyên. Điều này không có gì lạ. Ông đã có thâm niên tư lệnh với đầy đủ nghĩa của từ này (Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn nhiều năm và là một trong hai người được phong vượt cấp từ đại tá lên trung tướng). Ông làm Bộ trưởng thời đỉnh điểm của khủng hoảng kinh tế-xã hội, nguồn viện trợ của các nước XHCN cạn kiệt, khó khăn bộn bề và cùng cực.
Kể vài chuyện “ngày xưa” để nói về hôm nay. Nghe phát ngôn đầu tiên của Bộ trưởng Đinh La Thăng khi vừa nhậm chức: “Là tư lệnh của ngành phải cho tôi toàn quyền quyết định...”, nhiều người trong và ngoài ngành ngỡ ngàng. Bởi vì, chưa có vị Bộ trưởng nào nói như thế. Và đặc biệt, người nói những lời này chưa từng một ngày làm “lính” GTVT, chưa từng mặc áo lính và xông pha trận mạc.
Có ý kiến so sánh: Vị thế khác hẳn tướng Đồng Sĩ Nguyên, một người cả đời binh nghiệp, chiến tích lẫy lừng và rất hiểu ngành GTVT, theo cách nói của ông là như “đi guốc trong bụng” khi ở cương vị Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn (đầu mối tiếp nhận phần lớn các lực lượng quân đội, dân sự và vũ khí, lương thực, thực phẩm của hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn).
Hơn thế nữa, lúc bấy giờ tư lệnh GTVT Đồng Sĩ Nguyên đồng thời đảm nhiệm mấy trọng trách cao hơn: Ủy viên dự khuyết Bộ Chính Trị và Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tương đương Phó Thủ tướng bây giờ), quyền và uy đều rất lớn...
Thế nhưng, bước đầu dư luận vẫn hoan nghênh tuyên ngôn của Bộ trưởng mới, bởi nhiều lẽ: sự bộc trực thẳng thắn, sự mới lạ mang tín hiệu đổi mới phù hợp với mong muốn của nhiều người.
Có người ủng hộ nhưng lại chia sẻ, bày tỏ nỗi lo lắng cho ông trước những trở ngại lớn. Một số rất ít, lại cho rằng ông “không biết mình biết người”, “nói đã vậy múa gậy làm sao”, thậm chí là phê phán “chưa làm gì đã đòi quyền”...Song chẳng phải chờ đợi lâu, tiếp theo ngay tuyên ngôn nói trên, ông đã có một loạt động thái quyết liệt đúng như cách mình đã nói.
Đó là: Kiểm tra và bổ sung tổng chỉ huy dự án xây dựng nhà ga hành khách cảng hàng không Đà Nẵng đang chậm tiến độ. Đình chỉ nhà thầu tắc trách ở một số dự án. Cấm một số đối tượng cán bộ chủ chốt đơn vị thuộc quyền chơi golf.
Chỉ đạo ráo riết nhằm giảm ùn tắc giao thông ở hai thành phố lớn (hạn chế xe máy, tăng cường vận tải khách công cộng, đề xuất đổi giờ làm...), nêu gương đi làm bằng xe buýt mỗi tuần một buổi và yêu cầu cán bộ thuộc quyền cũng thực hiện như vậy...Điều này, chứng tỏ ông dám đột phá vào những khâu trì trệ, phức tạp, gay cấn và không ngại đụng vào những “ổ kiến lửa” đang cản trở quá trình thực hiện mục tiêu chung. Tuy nhiên, ở đây mới là một số việc cụ thể và là hiện tượng bề nổi.
Về câu hỏi: bộ trưởng có “phong cách tư lệnh” liệu đã lỗi thời, theo tác giả bài viết, về nguyên lý, có thể ý kiến nói trên là đúng.
Song hãy đi vào thực tế, sẽ tìm được câu trả lời đúng nhất.
Ai đời, người sử dụng phương tiện cơ giới (xe máy, ô-tô) đi mấy cây số giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hai đô thị lớn nhất nước, mà vất vả chẳng kém gì đánh vật. Đặc biệt là mức độ tai nạn giao thông, mỗi ngày hơn 30 người đi ra đường vĩnh viễn không trở về nhà, con số thiệt hại về sinh mạng còn lớn hơn chiến tranh và thiên tai, đến nỗi có đại biểu Quốc hội đã đề nghị ban bố tình trạng khẩn cấp trong lĩnh vực này.
Còn trong xây dựng cầu đường thì sao? Giao thông sử dụng một tỷ lệ lớn nhất nguồn vốn đầu tư công, đang trong tình trạng đầu tư dàn trải, chậm tiến độ, hàng chục nghìn tỷ đồng nằm đọng trong các công trình dở dang, hiệu quả sử dụng đồng vốn thấp. Đây là một trong những nguyên nhân gây bất ổn kinh tế vĩ mô, lạm phát cao, giá cả tăng mà cả nền kinh tế và người dân, trong đó có gia đình bạn và tôi đang hứng chịu hàng ngày...
Trong bối cảnh đó, rất cần và rất đáng trân trọng những con người có ý thức tự chịu trách nhiệm cao và luôn sáng tạo đổi mới, hai đức tính quý nhất của người lãnh đạo. Lời nói và việc làm của Bộ trưởng Đinh La Thăng phần nào biểu hiện điều này, dù ông chưa làm được nhiều do thời gian nhậm chức chưa được bao lâu...
Bộ trưởng Thăng: Cần tăng cường trách nhiệm góp phần giảm thiểu TNGT
“Những người làm giao thông thấy đau xót, nhức nhối khi mỗi năm có hàng chục nghìn người chết vì TNGT...”
Đó là sự trăn trở và lời nhắc nhở của Bộ trưởng Đinh La Thăng tại cuộc họp giao ban ngày 8/11/2011 nhằm đánh giá tình hình thực nhiệm vụ tháng 10, đề ra trọng tâm công tác tháng 11, tháng 12 của Bộ GTVT.
Phát biểu tại cuộc họp nói trên, Bộ trưởng đã ghi nhận những cố gắng của các cơ quan tham mưu của Bộ trong việc xây dựng, ban hành các văn bản QPPL quản lý Nhà nước của ngành GTVT.
Công tác đầu tư XDCB trong bối cảnh rất khó khăn nhưng đã có tiến bộ rõ rệt. Một số dự án quan trọng đã được đẩy nhanh tiến độ. Đã tích cực triển khai việc tái cơ cấu các DNNN, giải quyết một phần khó khăn cho các doanh nghiệp. Công tác bảo đảm trật tự ATGT đã có những biện pháp quyết liệt, tuy nhiên số vụ TNGT, số người chết vẫn còn nhiều.
Bộ trưởng yêu cầu các cơ quan, đơn vị tập trung thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn nữa trong công tác bảo đảm trật tự ATGT, chống ùn tắc giao thông. Năm 2012 là “Năm ATGT” cần tập trung vào chủ đề “Tổ chức lại giao thông” là vấn đề cần ít kinh phí nhưng sẽ đem lại hiệu quả cao nếu làm đồng bộ và quyết liệt.
Theo GDVN
TIN BÀI KHÁC:
Nghi ngờ Lệ bắt cóc mang thai giả?
Rập rình cái chết từ người bán hàng nhẫn tâm
Võ Hoàng Yến níu áo đòi 'hôn' Ngọc Quyên
6 năm trong 'mê trận' vụ bé ngớ ngẩn chửa hoang
Thanh Thảo xin lỗi vợ Bình Minh
Rập rình cái chết từ người bán hàng nhẫn tâm
Võ Hoàng Yến níu áo đòi 'hôn' Ngọc Quyên
6 năm trong 'mê trận' vụ bé ngớ ngẩn chửa hoang
Thanh Thảo xin lỗi vợ Bình Minh
Tản mạn về "phong cách tư lệnh"
Bộ trưởng là tư lệnh ngành chỉ là cách nói nhằm nhấn mạnh thêm, vận dụng từ ngữ quân sự. Trong chức năng và nhiệm vụ của bộ trưởng, đã bao gồm cả điều này.
Mỗi vị bộ trưởng thực hiện chức năng của mình theo phong cách riêng, để nhằm tới thước đo chung là hiệu quả công việc và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Những người đứng đầu quyết đoán, tâm huyết, sôi sục, xông pha vào nơi khó khăn, gay cấn và lôi cuốn nhiều người cùng làm theo, nếu gọi đó là “phong cách tư lệnh”, thì theo dư luận đánh giá, dường như Bộ trưởng Đinh La Thăng đang thể hiện phong cách này, thông qua một số hoạt động điều hành...
Bộ trưởng Đinh La Thăng |
Trên Báo Giao thông Vận tải, người viết đặt vấn đề: giờ đây, đất nước hòa bình, các luật và quy định điều chỉnh, chi phối mọi hoạt động chính gần như đầy đủ hết, phải chăng bộ trưởng có “phong cách tư lệnh” đã lỗi thời?
Theo đó, trong số các Bộ trường GTVT người viết từng có dịp tiếp xúc, người có “phong cách tư lệnh” ấn tượng nhất là tướng Đồng Sĩ Nguyên. Điều này không có gì lạ. Ông đã có thâm niên tư lệnh với đầy đủ nghĩa của từ này (Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn nhiều năm và là một trong hai người được phong vượt cấp từ đại tá lên trung tướng). Ông làm Bộ trưởng thời đỉnh điểm của khủng hoảng kinh tế-xã hội, nguồn viện trợ của các nước XHCN cạn kiệt, khó khăn bộn bề và cùng cực.
TIN LIÊN QUAN |
Có ý kiến so sánh: Vị thế khác hẳn tướng Đồng Sĩ Nguyên, một người cả đời binh nghiệp, chiến tích lẫy lừng và rất hiểu ngành GTVT, theo cách nói của ông là như “đi guốc trong bụng” khi ở cương vị Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn (đầu mối tiếp nhận phần lớn các lực lượng quân đội, dân sự và vũ khí, lương thực, thực phẩm của hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn).
Hơn thế nữa, lúc bấy giờ tư lệnh GTVT Đồng Sĩ Nguyên đồng thời đảm nhiệm mấy trọng trách cao hơn: Ủy viên dự khuyết Bộ Chính Trị và Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tương đương Phó Thủ tướng bây giờ), quyền và uy đều rất lớn...
Thế nhưng, bước đầu dư luận vẫn hoan nghênh tuyên ngôn của Bộ trưởng mới, bởi nhiều lẽ: sự bộc trực thẳng thắn, sự mới lạ mang tín hiệu đổi mới phù hợp với mong muốn của nhiều người.
Có người ủng hộ nhưng lại chia sẻ, bày tỏ nỗi lo lắng cho ông trước những trở ngại lớn. Một số rất ít, lại cho rằng ông “không biết mình biết người”, “nói đã vậy múa gậy làm sao”, thậm chí là phê phán “chưa làm gì đã đòi quyền”...Song chẳng phải chờ đợi lâu, tiếp theo ngay tuyên ngôn nói trên, ông đã có một loạt động thái quyết liệt đúng như cách mình đã nói.
Đó là: Kiểm tra và bổ sung tổng chỉ huy dự án xây dựng nhà ga hành khách cảng hàng không Đà Nẵng đang chậm tiến độ. Đình chỉ nhà thầu tắc trách ở một số dự án. Cấm một số đối tượng cán bộ chủ chốt đơn vị thuộc quyền chơi golf.
Chỉ đạo ráo riết nhằm giảm ùn tắc giao thông ở hai thành phố lớn (hạn chế xe máy, tăng cường vận tải khách công cộng, đề xuất đổi giờ làm...), nêu gương đi làm bằng xe buýt mỗi tuần một buổi và yêu cầu cán bộ thuộc quyền cũng thực hiện như vậy...Điều này, chứng tỏ ông dám đột phá vào những khâu trì trệ, phức tạp, gay cấn và không ngại đụng vào những “ổ kiến lửa” đang cản trở quá trình thực hiện mục tiêu chung. Tuy nhiên, ở đây mới là một số việc cụ thể và là hiện tượng bề nổi.
Về câu hỏi: bộ trưởng có “phong cách tư lệnh” liệu đã lỗi thời, theo tác giả bài viết, về nguyên lý, có thể ý kiến nói trên là đúng.
Song hãy đi vào thực tế, sẽ tìm được câu trả lời đúng nhất.
Ai đời, người sử dụng phương tiện cơ giới (xe máy, ô-tô) đi mấy cây số giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hai đô thị lớn nhất nước, mà vất vả chẳng kém gì đánh vật. Đặc biệt là mức độ tai nạn giao thông, mỗi ngày hơn 30 người đi ra đường vĩnh viễn không trở về nhà, con số thiệt hại về sinh mạng còn lớn hơn chiến tranh và thiên tai, đến nỗi có đại biểu Quốc hội đã đề nghị ban bố tình trạng khẩn cấp trong lĩnh vực này.
Còn trong xây dựng cầu đường thì sao? Giao thông sử dụng một tỷ lệ lớn nhất nguồn vốn đầu tư công, đang trong tình trạng đầu tư dàn trải, chậm tiến độ, hàng chục nghìn tỷ đồng nằm đọng trong các công trình dở dang, hiệu quả sử dụng đồng vốn thấp. Đây là một trong những nguyên nhân gây bất ổn kinh tế vĩ mô, lạm phát cao, giá cả tăng mà cả nền kinh tế và người dân, trong đó có gia đình bạn và tôi đang hứng chịu hàng ngày...
Trong bối cảnh đó, rất cần và rất đáng trân trọng những con người có ý thức tự chịu trách nhiệm cao và luôn sáng tạo đổi mới, hai đức tính quý nhất của người lãnh đạo. Lời nói và việc làm của Bộ trưởng Đinh La Thăng phần nào biểu hiện điều này, dù ông chưa làm được nhiều do thời gian nhậm chức chưa được bao lâu...
Bộ trưởng Thăng: Cần tăng cường trách nhiệm góp phần giảm thiểu TNGT
“Những người làm giao thông thấy đau xót, nhức nhối khi mỗi năm có hàng chục nghìn người chết vì TNGT...”
Đó là sự trăn trở và lời nhắc nhở của Bộ trưởng Đinh La Thăng tại cuộc họp giao ban ngày 8/11/2011 nhằm đánh giá tình hình thực nhiệm vụ tháng 10, đề ra trọng tâm công tác tháng 11, tháng 12 của Bộ GTVT.
Phát biểu tại cuộc họp nói trên, Bộ trưởng đã ghi nhận những cố gắng của các cơ quan tham mưu của Bộ trong việc xây dựng, ban hành các văn bản QPPL quản lý Nhà nước của ngành GTVT.
Công tác đầu tư XDCB trong bối cảnh rất khó khăn nhưng đã có tiến bộ rõ rệt. Một số dự án quan trọng đã được đẩy nhanh tiến độ. Đã tích cực triển khai việc tái cơ cấu các DNNN, giải quyết một phần khó khăn cho các doanh nghiệp. Công tác bảo đảm trật tự ATGT đã có những biện pháp quyết liệt, tuy nhiên số vụ TNGT, số người chết vẫn còn nhiều.
Bộ trưởng yêu cầu các cơ quan, đơn vị tập trung thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn nữa trong công tác bảo đảm trật tự ATGT, chống ùn tắc giao thông. Năm 2012 là “Năm ATGT” cần tập trung vào chủ đề “Tổ chức lại giao thông” là vấn đề cần ít kinh phí nhưng sẽ đem lại hiệu quả cao nếu làm đồng bộ và quyết liệt.
Theo GDVN