Mẹ chồng chị Lý từ chối gửi áo ấm cho cháu
Siêu xe Bentley gần 10 tỷ làm taxi ở Sài Gòn
Tiệc Noel VIP có giá bao nhiêu?
Uyên Linh lại khiến khán giả phát sốt
Gái trẻ sàm sỡ cụ ông trên phố để cướp vàng
Mở đường lên kho vàng 4.000 tấn ở núi Tàu
Sao Việt thi nhau đoán kết quả chung kết CĐHH
Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam 50 năm qua đã tăng được 33 tuổi (từ 40 tuổi vào năm 1960 lên 73 tuổi vào năm 2010). Trong khi đó, tuổi thọ trung bình của thế giới chỉ tăng được 21 tuổi (từ 48 tuổi lên 69 tuổi).
Hôm qua (ngày 30/11), tại buổi họp báo tháng hành động quốc gia về dân số, ông Dương Quốc Trọng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), cho biết, tuổi thọ trung bình của người dân nước ta 50 năm qua đã tăng được 33 tuổi (từ 40 tuổi vào năm 1960 lên 73 tuổi vào năm 2010). Trong khi đó, tuổi thọ trung bình của thế giới chỉ tăng được 21 tuổi (từ 48 tuổi lên 69 tuổi).
Ảnh minh họa (Nguồn: Tuổi trẻ online) |
Ngoài ra, cách đây 20 năm, các nhà khoa học đã dự báo dân số Việt Nam sẽ đạt mức 105 triệu người vào năm 2010. Như vậy, nhờ làm tốt công tác dân số, với khoảng 87 triệu người như hiện nay, Việt Nam đã “tránh sinh” được 18 triệu người.
Tại Việt Nam, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 6 xuống còn 2, trong khi trên toàn thế giới chỉ giảm từ 5 xuống 2,5. Tỷ lệ sinh của một số tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ đang ở dưới mức cho phép. Tỷ suất sinh thấp nhất nước là TP HCM, trung bình mỗi bà mẹ chỉ có 1,45 con.
Nhưng với quy mô dân số hiện nay, nước ta vẫn là cường quốc về dân số, đứng thứ 13 trên thế giới. Với gần 260 người/km2 đất, mật độ dân số nước ta cao hơn cả Trung Quốc và gấp gần 6 lần trung bình thế giới.
Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cũng cho biết, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình vẫn còn nhiều khó khăn.Về cơ cấu dân số, dân số Việt Nam đang già đi với tốc độ nhanh. Năm 2009, tỷ trọng người từ 65 tuổi trở lên là 6,6% và chỉ số già hóa là 35% cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Nam Á (30%). Quá trình già hóa này sẽ gây áp lực mạnh đến việc đảm bảo an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
Bên cạnh đó, việc mất cân bằng giới tính của Việt Nam ngày càng trở nên trầm trọng. Mặc dù đã tiến hành nhiều biện pháp để khắc phục nhưng tình trạng này chưa thể khống chế và giải quyết trong thời gian ngắn.
Lê Minh (tổng hợp)