Không ai hiểu Trung Quốc bằng chính các dân tộc ‘láng giềng’ mà người Hán đã từng gọi là: Man; Di; Mọi; Rợ.
Biển Đông trong đời sống tâm linh của người Việt
Việt Nam là một dân tộc, với một lịch sử có từ hàng nghìn năm, cùng huyền thoại “Con Rồng cháu Tiên” mang tính sử thi, thể hiện đầy đủ lòng tự hào về quê hương, cội nguồn, huyết thống. Chi tiết 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người con theo cha xuống Biển Đông; đã khẳng định trong thế giới tâm linh, Biển Đông là quê hương, là nơi sinh sống- là phần lãnh thổ không thể tách rời của người Việt.
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc mình, Người Việt đã khẳng định chủ quyền của mình bằng những cuộc chiến tranh vệ quốc, chống lại các cuộc xâm lăng của ngoại bang. Chính lòng tự hào về quê hương, nguồn cội và huyết thống trong đời sống tâm linh, đã tạo nên sức mạnh ‘đại đoàn kết’ của dân tộc Việt Nam, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Trong những cuộc chiến ấy; rất nhiều con dân đất Việt có khi tuổi đời còn rất trẻ, đã ngã xuống hy sinh nơi biên giới, nơi biển đảo xa xôi, để bảo vệ từng tấc đất hương hỏa của tổ tiên.
Họ cũng đã đi vào đời sống tâm linh, cùng trường tồn với dân tộc Việt Nam.
Vụ việc Trung Quốc ngang nhiên, bất chấp dùng nhiều tầu và máy bay quân sự hộ tống giàn khoan nước sâu có tên là Hải Dương 981 di chuyển và chuẩn bị khoan thăm dò trái phép trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, làm tất cả những người dân Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước phẫn nộ.
Ảnh: Kiên Trung |
Trên các phương tiên truyền thông đại chúng, những tin tức đời sống thường nhật; từ chuyện vui của làng giải trí, đến diễn biến những vụ xử đại án tham nhũng, những tin tức về dịch sởi bùng phát, mọi vui, buồn và đau đớn của cuộc sống thường nhật, dường như đột ngột ngưng đọng lại. Mọi tình cảm trong trái tim Việt Nam đều hướng ra biển Đông, nơi mối nguy cơ của dân tộc đã và đang hiện hữu.
Đất nước lâm nguy, làm gì để bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng. Lời tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (khi trả lời báo giới) cuối tuần qua về hữu nghị viển vông, đã như đưa mọi người dân sống lại với ký ức hào hùng, thức tỉnh tình yêu nước trong lòng mỗi người Việt Nam.
Không ai hiểu Trung Quốc bằng chính các dân tộc ‘láng giềng’ mà người Hán đã từng gọi là: Man; Di; Mọi; Rợ. Nhìn lại lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam cho thấy; tất cả các cuộc xâm lược của các vương triều phong kiến Trung Quốc, đều rơi vào các thời điểm bất lợi cho nước Việt. Nhưng sự kiện giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc trên Biển Đông là sự thách thức, xúc phạm tới danh dự và tự trọng đối với mỗi người Việt Nam yêu nước.
Nhìn dưới góc độ khác, đây cũng đang là ‘cơ hội’ để người Việt Nam chúng ta “nhìn” lại chính mình. Từ tầm vĩ mô như năng lực phán đoán, đánh giá, nhận diện ‘bạn-thù’, đến vi mô như sự tụt hậu về kinh tế- văn hóa- xã hội của nước Việt. Mọi thứ như đều có nguồn gốc sâu xa của nó. Và phụ thuộc vào chí khí, bản lĩnh, tinh thần của nước Việt, có dám nhìn lại để dũng cảm vượt qua chính mình hay không?
Tinh thần người Việt
Phát tích và định cư, sinh sống và phát triển ngay cạnh Hán tộc, trong suốt chiều dài lịch sử; người Việt luôn phải tranh đấu chống lại các cuộc xâm lăng của các vương triều phong kiến Trung Quốc.
Đã có thời gian dài, nước ta bị phong kiến phương bắc đô hộ. Nhưng tinh thần Việt bất khuất, vẫn luôn tỏa sáng. Các triều đại phong kiến từ Triệu, Đinh, Lý, Trần, Lê...tuy có ‘hưng-vong’ nhưng vẫn nối tiếp nhau xây nền độc lập dân tộc.
Cần cù yêu lao động, yêu hòa bình là đức tính lớn nhất của người dân Việt Nam. Trước các cuộc chiến, chưa có kẻ thù nào hiểu được người Việt Nam. Chỉ khi thua trận ‘ôm đầu máu’ rút chạy qua biên giới họ mới hiểu về con người của dân tộc Việt; hiền lành chất phác trong lao động, lại chợt trở nên cứng rắn như sắt thép trên chiến trường.
Từ truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc Ân, đến chiến sĩ cảm tử quân với bom ba càng là tinh thần bất khuất xả thân vì nghĩa, quyết tâm giết giặc bảo vệ quê hương đất nước; ‘Quyết tử để tổ quốc quyết sinh’ đã đưa Việt Nam thành cường quốc về lòng yêu nước thương nòi.
Như muốn nhắc nhở các ‘hậu duệ’ của các bại quân, bại tướng của tất cả các tộc người phương bắc, từng mang quân xâm lăng nước Việt rằng: Đừng bao giờ lặp lại, đi theo vết xe đổ của người xưa.
Nguyễn Văn Soạn
Tin bài liên quan: TQ: Xuống giọng tinh quái và 'tấn công ru ngủ' Mỗi lần thực hiện hành động mở rộng kiểm soát, như việc đưa giàn khoan vào khu vực đặc quyền kinh tế của VN, TQ lại để một giai đoạn tỏ ra mềm mỏng. TQ đặt giàn khoan vì 'vị trí chiến lược tối quan trọng' Tọa độ đặt giàn khoan đặc biệt quan trọng về vị trí chiến lược. Ở đây có thể quan sát được toàn bộ 2360km bờ biển VN, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng. Các triều đại TQ xâm phạm Việt Nam đều bại Từ thời Tần Thủy Hoàng đến nay, không triều đại nào của Trung Quốc lại không đưa quân sang xâm lượcViệt Nam.Về lý thuyết, khả năng chúng ta bị bóp nát là quá rõ nhưng về thực tiễn, Trung Quốc luôn bị đại bại thảm hại. Xúc cảm nhân theo dõi câu chuyện người dân tuần hành yêu nước phản đối giàn khoan Trung Quốc, ông Nguyễn Minh Nhị (Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang) đã gửi tới Tuần Việt Nam chùm thơ. Học giả Pháp: TQ đang âm mưu độc chiếm Biển Đông "Hành động này là một bước đi mới trong tổng thể các hành động nhằm độc chiếm Biển Đông bằng đường chín đoạn mà Trung Quốc đã đưa ra trước đó". Trung Quốc muốn “nắn gân” lại Việt Nam Khi Việt Nam đang dường như tăng cường mối quan hệ với Hoa Kỳ, vì thế Trung Quốc muốn “nắn gân” trở lại đối với Việt Nam. Biển Đông: ASEAN cần phản ứng thống nhất Trước những hành vi ngày càng hung hăng của Trung Quốc, Việt Nam và các nước láng giềng cần có một phản ứng thống nhất. Giàn khoan: TQ mưu toan một mũi tên trúng đích nào? Hai cái đích quan trọng của TQ mưu toan là thử thái độ của Việt Nam và thử chính sách khu vực của Hoa Kỳ. 'Việt Nam nên kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế' "Việt Nam cũng nên đưa Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài quốc tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc". Vụ giàn khoan: TQ hành xử kiểu "bất chấp" Đối đầu mới đây nhất giữa Trung Quốc và Việt Nam đã khiến các chuyên gia quốc tế đặc biệt lo ngại. Càng hống hách, càng chứng tỏ mình... yếu thế Người "cao" thực sự không bao giờ phải đè đầu người yếu thế hơn. Những kẻ càng hống hách bắt nạt kẻ dưới thì lại càng quỵ lụy kẻ trên, như một sự bù đắp và cân bằng tâm lý. "Chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc không ngừng gia tăng" Chính sách bành trướng của Trung Quốc đối với các khu vực láng giềng của nước này được cho là đã làm gia tăng các nguy cơ nghiêm trọng của các cuộc xung đột trên Biển Đông. |