Trung Quốc tự cho là mình đang "trỗi dậy một cách hòa bình" nhưng những gì họ đang thể hiện qua hành động thì phải nói rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là sự trỗi dậy... vô trách nhiệm.

Cách đây khoảng 4 năm, tôi được một doanh nghiệp nhờ làm giúp cuốn Catalogue để quảng bá trong đó cần có một khẩu hiệu làm phương châm cho cả hệ thống. Sau khi cân đi nhắc lại tôi chọn câu: "Tinh thần trách nhiệm - Chìa khóa của thành công".

Lúc đó tôi chưa thực sự ưng ý lắm, nhưng càng gần đây tôi mới càng thấm thía ý nghĩa của cái câu do chính mình chọn chỉ cho một doanh nghiệp nhỏ ở một góc độ khác và ở một tầm mức cao hơn rất nhiều.

Như chúng ta đều biết, từ đầu tháng 5 đến nay, trước việc Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng biển Việt Nam và có nhiều hành vi khiêu khích bạo lực, vô nhân đạo, các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước vô cùng phẫn nộ dẫn đến các cuộc mít tinh tuần hành phản đối.

{keywords}

Giàn khoan Hải Dương 981 của TQ hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Ảnh: Hoàng Sang

Tại một vài nơi, những hoạt động này bị kẻ xấu lợi dụng và đã gây ra thiệt hại cho một số doanh nghiệp nước ngoài. Ngay sau khi sự việc xảy ra, các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương lập tức vào cuộc và trật tự được lập lại một cách nhanh chóng, kẻ thủ ác phải chịu hình phạt thích đáng.

Thêm nữa, theo chỉ thị của Thủ tướng, các bộ ngành liên quan còn có những bước hỗ trợ cụ thể để các doanh nghiệp nhanh chóng khắc phục thiệt hại, sớm khôi phục sản xuất kình doanh.

Cụ thể, Bộ Tài chính và một số công ty bảo hiểm vừa tạm ứng 114 tỉ đồng, bồi thường cho 113 công ty ở Bình Dương bị thiệt hại do cháy, đập phá, mất trộm... sau vụ gây rối, nhằm giúp cho các doanh nghiệp (DN) hồi phục sản xuất. Còn ở Hà Tĩnh và Đồng Nai, công tác rà soát, đánh giá thiệt hại đang được tiến hành khẩn trương. Trước mắt các doanh nghiệp bị thiệt hại sẽ được hỗ trợ bằng các biện pháp như giãn thuế, miễn thuế VAT đối với hàng nhập khẩu để phục hồi sản xuất v.v...

Đặc biệt, các lãnh đạo bao gồm cả Chủ tịch nước của chúng ta còn đến tận các doanh nghiệp bị thiệt hại thăm hỏi, động viên, chỉ đạo trực tiếp các địa phương hỗ trợ doanh nghiệp.

Những động thái này khiến các nhà đầu tư cảm động, thông cảm với Việt Nam. Các doanh nhân bao gồm cả doanh nhân Trung Quốc đều bày tỏ lòng biết ơn đối với sự quan tâm sâu sắc, thái độ và hành động đầy trách nhiệm của các cấp chính quyền của Việt Nam. Họ cũng nhận định đây chỉ là hiện tượng "con sâu bỏ rầu nồi canh" và cho biết không phải vì thế mà Việt Nam mất đi sự hấp dẫn trong làm ăn kinh doanh.

Còn ở Trung Quốc cũng có câu chuyện tương tự nhưng cách hành xử thì hoàn toàn khác. Chắc bạn đọc vẫn còn nhớ vào khoảng giữa tháng 8 năm 2012 tại Trung Quốc đã xảy ra các cuộc biểu tình chống Nhật Bản cũng liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa hai nước này, lan rộng ra hàng chục tỉnh thành và có xu hướng bạo lực, với nhiều nhà hàng hay xe ô tô của người Nhật tại Trung Quốc đi đập phá.

Theo thống kê của phía Nhật Bản đưa ra vào tháng 11 cùng năm, con số thiệt hại vào thời điểm đó lên tới 10 tỷ Yên Nhật (theo tỷ giá thời điểm đó là vào khoảng 120 triệu USD). Chính phủ Nhật đã chính thức yêu cầu Chính phủ Trung Quốc bồi thường thiệt hại, nhưng kết quả thu được chỉ là "đá ném ao bèo".

Trong hoàn cảnh đó, các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư làm ăn tại Trung Quốc lo ngại trước sự thờ ơ của pháp luật đã tính đến và đang thực hiện kế hoạch rút dần ra khỏi Trung Quốc. Thậm chí còn xuất hiện thuật ngữ "China risk - sự rủi ro Trung Quốc".

Trung Quốc tự cho là mình đang "trỗi dậy một cách hòa bình" nhưng những gì họ đang thể hiện qua hành động thì không phải là như thế. Một học giả Singapore đã phê phán: "sự trỗi dậy của Trung Quốc chỉ mang tính cục bộ".

Nhưng dường như nhận định này chưa thực sự xác đáng mà phải nói rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là sự trỗi dậy... vô trách nhiệm. Và, hệ lụy của nó đã đến gần ngay trước mắt. Bởi, tinh thần trách nhiệm là thứ phải được thể hiện bằng hành động cụ thể chứ không phải bằng lời nói.

Còn với Việt Nam, chúng ta đang nắm trong tay chìa khóa của thành công. Vấn đề còn lại chỉ là chúng ta cần tiếp tục đề cao "tinh thần trách nhiệm".

Tuấn Nhật

Hội nghị quốc tế bác danh nghĩa chủ quyền của TQ

Cái gọi là danh nghĩa chủ quyền TQ đối với các quần đảo ngoài Biển Đông đã bị cộng đồng quốc tế bác bỏ rõ ràng trong khuôn khổ Hội nghị San Francisco (1951).

Chủ quyền Hoàng Sa thời Pháp thuộc

Ngày 8/3/1925, Toàn quyền Đông Dương ra tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, thuộc lãnh thổ Pháp.

Bản đồ bóc trần 'gian lận lịch sử khổng lồ' của TQ

Thẩm phán Tòa án tối cao Philippines gọi bản đồ chín đoạn của Bắc Kinh với các ranh giới tiến sát bờ biển của nhiều nước Đông Nam Á là "sự gian lận lịch sử khổng lồ".

TQ trỗi dậy và chiến lược hai trục của Mỹ

Trong việc định hình vai trò của mình tại biển Đông, thế "lưỡng nan" của Mỹ tập trung vào suy nghĩ lựa chọn giữa ưu tiên về sức mạnh, hay ưu tiên về luật/thể chế.

Bản đồ cổ xác định đảo Hải Nam là địa phận cuối TQ

"Nếu nói Hoàng Sa của Trung Quốc có lẽ phải lôi cổ mấy viên quan nằm dưới mồ trên đảo Hải Nam sống dậy mà chém đầu!"

Kịch bản nào cho VN kiện ra tòa án quốc tế

Đối với Việt Nam, vì nhiều lý do sẽ khó khăn cho Việt Nam hơn so với Philippines, Nhật Bản và Mỹ trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ của tòa án quốc tế liên quan đến các tuyên bố chống lại Trung Quốc.

Ngoại giao VN từng ở thế 'ngàn cân treo sợi tóc'

"Thời điểm này là  một thử thách rất lớn cho chúng ta, nhưng không phải giai đoạn khó khăn nhất trong những cuộc đấu tranh ngoại giao. Trong lịch sử, từng có lúc chúng ta ở vào cái thế ngàn cân treo sợi tóc"

Trung Quốc thất thế chính trị, Việt Nam ảnh hưởng kinh tế

Ngược lại chiến tranh sẽ làm cho "giấc mơ Trung Hoa" khó thực hiện và tạo điều kiện cho sự can dự của các bên thứ ba- điều mà Trung Quốc hoàn toàn không muốn.

Bài học giải quyết xung đột biển Đông

 Hãy để các tòa án công bằng xoa dịu những xung đột hàng hải của châu Á.

Giàn khoan Hải Dương-981 - toan tính và hệ quả trên Biển Đông

Như vậy, tại sao Trung Quốc lại cố tình tiến hành, bất chấp luật quốc tế và sự quan ngại của cộng đồng quốc tế?

Gặp những người Trung Quốc ủng hộ Việt Nam

Ngoài việc tìm kiếm sự ủng hộ từ các nước trên thế giới, thì việc để chính những người bạn Trung Quốc hiểu và trở thành người bạn của Việt Nam, ủng hộ Việt Nam cũng là việc không được phép coi nhẹ.