Trào lưu du học đang khiến phụ huynh/học sinh mắc kẹt trong hai quan điểm đối lập: vừa muốn "văn minh như Tây", lại không muốn "hư hỏng giống Tây". 

Bài 4: Người phụ nữ Việt giành hai học bổng "khủng"
Bài 5: Du học sinh Việt và 'cơn lốc' ở Đông Âu

Trong phần dưới đây, TS Nguyễn Hoàng Ánh chia sẻ góc nhìn về sự thận trọng cần thiết khi phụ huynh/học sinh Việt Nam đang bị cuốn theo trào lưu du học.

Du học tự do, may nhờ rủi chịu?

Sau năm 1991, tính chất du học đã hoàn toàn thay đổi. Số sinh viên, nghiên cứu sinh đi Nga và Đông Âu theo học bổng nhà nước giảm rất nhanh.

Thay vào đó là trào lưu đi du học sang các nước Phương Tây. Thay vì du học sinh được Nhà nước đài thọ toàn bộ thì nay sinh viên phải du học tự túc hoặc tự tìm nguồn học bổng từ Chính phủ nước ngoài, Nhà trường, học bổng của các tổ chức quốc tế, các công ty hay thậm chí là các nhà hảo tâm.

Các em cũng tự chọn trường và ngành học, tự lo cuộc sống cá nhân. Điều này có điểm tốt là làm sinh viên năng động hơn, được học đúng trường, đúng ngành theo nguyện vọng cá nhân nên cũng hội nhập với xã hội bên ngoài tốt hơn.

Nhưng trào lưu mới này cũng đang còn nhiều vấn đề.

Chất lượng đào tạo du học sinh là một chuyện cần lưu ý. Như khi tham khảo các SV, tôi thấy hơn 80% số sinh viên chọn trường/ngành học theo ý kiến của bố mẹ, người thân, khoảng 10% là do a dua theo bạn bè, dưới 10% là do tự quyết. Nhưng hầu hết phụ huynh không hiểu biết về hệ thống giáo dục nước ngoài, chỉ đánh giá một cách cảm tính theo tên quốc gia, ví dụ giáo dục Mỹ hay giáo dục Singapore...  Không phải ai cũng đủ thông tin để đưa ra ý niệm rõ ràng về hệ thống xếp hạng các trường hay các ngành đào tạo trong trường.

Ở nước nào cũng có trường tốt và không tốt, ngay trong một trường cũng có những ngành được đánh giá cao và những ngành khác thấp hơn. Bản thân sinh viên bị ép nghe lời bố mẹ, giáo viên lâu quá nên hầu hết trở nên thụ động, ngồi yên đợi bố mẹ thu xếp. Vậy là vô tình trở thành mồi ngon cho các công ty du học không trung thực.

{keywords}
Những du học sinh Việt Nam tại Đông Âu những năm 1980s. Ảnh tác giả Nguyễn Hoàng Ánh cung cấp

Rất nhiều phụ huynh và sinh viên không biết gì về trường nơi con mình đi học như thứ hạng của trường/của ngành học con chọn, khả năng tìm việc.

Các trường đều công bố chính sách tuyển sinh trên website và nhận hồ sơ online... nhưng  hiếm khi gặp phụ huynh hay sinh viên nào kiểm tra ranking của trường, của ngành học, giấy phép tuyển sinh QT trước khi gửi hồ sơ dự tuyển mà đơn thuần tin vào bạn bè mách bảo hay quảng cáo của công ty du học.

Vụ hàng ngàn học sinh Việt Nam bị Trung tâm SITC của Singapore lừa mất hàng tỷ đồng mấy năm trước hình như không giúp người Việt sáng suốt hơn. Không biết hàng năm có bao nhiêu bố mẹ đã bỏ đồng tiền mồ hôi nước mắt cả đời mình cho con cái học những trường như vậy! 

{keywords}
Các du học sinh Việt của Thế kỷ 21 tại Mỹ. Ảnh: Giáo dục

Học ở Tây, không được "sống kiểu Tây"

Nhiều phụ huynh và các nhà quản lý lo lắng, sợ sinh viên sống một mình sẽ vất vả, hay tệ hơn nữa là sẽ a dua theo văn hóa Tây Phương và sẽ hư hỏng. Bản thân việc này có sự mâu thuẫn: bố mẹ bỏ ra một số tiền rất lớn cho con du học tức là họ phải tin cậy vào nền giáo dục đó.

Nhưng bên cạnh sự sùng bái nhiều khi không chính xác ấy họ lại giữ một thành kiến là "văn hóa Tây phương là tự do quá trớn, hư hỏng, không trọng tình cảm như văn hóa Việt'.

Nhiều phụ huynh và các nhà quản lý lo lắng, sợ sinh viên sống một mình sẽ vất vả, hay tệ hơn nữa là sẽ a dua theo văn hóa Tây Phương và hư hỏng. Bản thân việc này có sự mâu thuẫn: bố mẹ bỏ ra một số tiền rất lớn cho con du học tức là họ phải tin cậy vào nền giáo dục đó.

Nhưng bên cạnh sự sùng bái nhiều khi không chính xác ấy họ lại giữ một thành kiến là "văn hóa Tây phương là tự do quá trớn, hư hỏng, không trọng tình cảm như văn hóa Việt'.

Tiếp xúc với nhiều sinh viên nước ngoài ở Việt Nam tôi chưa bao giờ thấy họ lo lắng bị tiêm nhiễm văn hóa Việt mà còn rất háo hức tìm hiểu văn hóa bản địa. Thậm chí còn tung hô những anh chị Tây am hiểu văn hóa Việt nhưng lại luôn nhắc nhở người trẻ Việt phải cẩn trọng trước văn hóa ngoại lai?

Sao chưa bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi, vì sao cái văn hóa ấy lại tạo ra được những thành tựu to lớn cả về khoa học, nghệ thuật và kinh tế trong khi văn hóa "ngoan" của Việt Nam lại chỉ tạo ra đói nghèo, lạc hậu?

Vậy ta nên để con cháu ta theo cái "hư" hay theo cái "ngoan" đây?

Ngược lại, một số bố mẹ lại rất liều, thả con ra nước ngoài học từ phổ thông. Khi được hỏi, để con đi sớm thế, không có gia đình bên cạnh, không lo sao, thì họ trả lời là lo gì, giáo dục Tây phương tốt lắm, con ở home stay/nội trú, được chăm sóc đến tận răng, rất an toàn.

Họ không hiểu là đứa trẻ không phải cái máy học, muốn trưởng thành con người không chỉ cần học chữ mà cần hơn là được giáo dục về kỹ năng sống trong gia đình, trong xã hội, được dạy cách yêu thương... những điều mà ký túc xá hay gia đình homestay không thể cho con được.

(Còn nữa)

Nguyễn Hoàng Ánh

Bài cùng tác giả: 

Thời xe Phượng Hoàng ngang vé... độc đắc

Cơn lũ hàng Trung Quốc là thực trạng của cả thế giới. Nhưng hàng Trung Quốc mà dân gian thường gọi là hàng Tàu trong ký ức của tôi không mang gương mặt xấu xí như vậy.

Tổ quốc dạy tôi yêu như thế!

Muốn yên thân nên đã có lần tôi định nhận là người nước khác. Nhưng tôi không thể mở miệng ra nói được, tôi cảm thấy nhục nhã nếu phải phủ nhận gốc rễ của mình. Và lúc ấy tôi mới hiểu ra rằng, tôi rất yêu nước.

Tại sao HQ, Singapore tránh được "lệ thuộc" TQ?

 Biến cố lịch sử Trung Quốc đe dọa biển đảo Việt Nam đã thúc đẩy chúng ta nhìn lại sự phụ thuộc của thị trường Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.

Quan chức có cần giỏi ngoại ngữ?

"Phiên dịch là cầu nối với các nước khác. Nếu cái cầu ấy ọp ẹp, bấp bênh, ván lát rơi ra thì quan hệ quốc tế có thể "thụt chân" chứ chẳng chơi".