Nhà báo Thu Hà: Thưa quí vị độc giả, 69 năm đã qua kể từ ngày Bác Hồ tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với 3 mục tiêu rất rõ ràng: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
Nhìn lại chặng đường 69 năm, chúng ta đã làm được nhiều việc vĩ đại, nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều mục tiêu chưa thành hiện thực, Việt Nam vẫn là một nước trung bình thấp với mức bình quân đầu người quanh ngưỡng 1.400USD và chúng ta vẫn chưa xác lập được uy tín trên bản đồ kinh tế thế giới.
Trên tinh thần đó, tọa đàm ngày 2/9 của Tuần Việt Nam năm nay có chủ đề Từ cuộc cách mạng xác lập nền dân chủ nghĩ về nước Việt Nam giàu mạnh và tự chủ.
Với chủ đề rộng như vậy, các giải pháp cần được thảo luận, xem xét từ nhiều góc độ. Tuy nhiên vì một số lý do và cũng vì giới hạn về thời gian, hôm nay chúng tôi chỉ tập trung bàn về các giải pháp kinh tế.
Xin trân trọng giới thiệu 2 vị khách mời: Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, GĐ kiêm kinh tế trưởng của Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách (ĐHQG), thành viên nhóm tư vấn chính sách của Thủ tướng. Và, tiến sĩ Đặng Hoàng Giang đến từ Trung tâm nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng.
Xem bài 1: 69 năm VN, tỉnh táo để tìm đúng đường
"Chính nhờ sự phản tỉnh đúng lúc, nhờ bứt phá về tư duy, nhờ cải thiện các mối quan hệ quốc tế chúng ta đã tìm ra đường đi là cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo hồi năm 1986, khơi thông dòng chảy kinh tế", TS Nguyễn Đức Thành nói.
Xem bài 2: "Chất xám chảy đi, đất nước lấy gì phát triển?"
"Khi tri thức và nguồn lực tài chính chảy máu ra ngoài rồi thì một quốc gia lấy gì để phát triển?", TS Đặng Hoàng Giang lên tiếng.
Xem bài 3: Con đường đưa Việt Nam tới thịnh vượng
Với những thách thức gần đây cả về nội tại cũng như môi trường
quốc tế, đã có các cuộc thảo luận rộng rãi trên diễn đàn Quốc hội và hội
thảo, hội nghị công khai, bàn về việc đi tìm một mô hình phát triển mới
cho Việt Nam.
Xem thêm các bài khác cùng chủ đề:
Những vở diễn sống dậy tinh thần đổi mới
Sức mạnh đất nước nhìn từ nhân tâm
"Tổ quốc trên hết" và chuyện sau bức tâm thư
- Tuần Việt Nam