Khi vụ việc đưa ra tòa án quốc tế, TQ sẽ trưng ra những chứng cớ của việc hình thành một điểm dân cư. Những việc làm ở Phú Lâm là góp phần khẳng định âm mưu chủ quyền (phi lý) của Trung Quốc ở Hoàng Sa.

Nhân việc Trung Quốc lần đầu tiên đã đưa ra nhiều hình ảnh về đường băng mới xây dựng trên đảo Phú Lâm (thuộc Hoàng Sa), Tuần Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn nhanh Thiếu tướng Công an đã về hưu Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Bộ Công An).

Ông bình luận gì về việc Trung Quốc công bố thông tin xây dựng xong đường băng ở đảo Phú Lâm (Hoàng Sa)?

Về mặt pháp lý, điều 1 và điều 2 Hiến chương Liên Hiệp Quốc nói rằng những phần lãnh thổ bị cưỡng chiếm bằng vũ lực không tạo cơ sở pháp lý cho quốc gia đang chiếm hữu.

Việc làm của họ ở đảo Phú Lâm là hoàn toàn phi pháp. Nhưng ý đồ đằng sau là gì?

Thứ nhất, Trung Quốc muốn hiện thực hóa việc chiếm hữu.

Thứ hai là pháp luật hóa và hành chính hóa việc chiếm hữu. Bởi khi vụ việc đưa ra tòa án quốc tế, người ta sẽ xem xét chứng cứ, thì Trung Quốc sẽ trưng ra rằng đây là đơn vị hành chính, có quân đội, có chính quyền, có trại giam, có trường học, có trạm y tế... - những chứng cớ của việc hình thành một điểm dân cư. Những việc làm ở Phú Lâm là góp phần khẳng định cái âm mưu chủ quyền (phi lý) của Trung Quốc ở Hoàng Sa.

{keywords}

Mô hình phát triển do Trung Quốc đề ra cho đảo Phú Lâm - Ảnh: Baidu


Theo ông, Hoàng Sa hiện do Trung Quốc chiếm hữu hoàn toàn, mặc dù phi pháp, vậy cách đấu tranh của Việt Nam là theo hướng nào? Vẫn kêu gọi sự ủng hộ của dư luận quốc tế như trong vụ giàn khoan Hải Dương 981?

Theo tôi, muốn được quốc tế ủng hộ, mình phải đấu tranh mạnh từ phần mình. Trong thời kỳ Việt Nam đấu tranh đòi Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981, những tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Mymanmar và Philipines, được coi là khá mạnh mẽ, đã khiến cho quốc tế ủng hộ Việt Nam rất mạnh.

Có thế nói là chưa bao giờ qua một phần tư thế kỷ chúng ta được cả thế giới ủng hộ như trong vụ giàn khoan. Đây là điểm nút của vấn đề. Cách đây 25 năm nghị quyết của Đảng đã nói rằng chúng ta phải kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại. Nên vấn đề thế giới có ủng hộ chúng hay không chính là do chúng ta.

Tại sao Trung Quốc năm nay lại tiến hành liên tục hàng loạt động thái xác lập chủ quyền ở cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa?

Nguyên nhân trong nước là Tập Cận Bình mở chiến dịch chống tham nhũng trong nước ở cấp cao, tức là đụng đến nhóm lợi ích cả ở trung ương và địa phương, và vấp phải sự chống đối rất ghê gớm, nên Trung Quốc phải đẩy mâu thuẩn ra bên ngoài để tập trung sự đoàn kết trong nước. Lịch sử Trung Quốc hơn nửa thế kỷ nay đã chỉ rõ chuyện này.

{keywords}
Ông Lê Văn Cương

Thế còn bên ngoài?

Trong khi đó, ở ngoài nước, Trung Quốc lại có thuận lợi là cả Mỹ lẫn Nga đang bận rộn ở Ukraina, không còn tâm trí để ý tới Biển Đông. Tức là thời điểm này là thời điểm thích hợp nhất.

Còn tại sao là Biển Đông mà không là Biển Hoa Đông? 28.4.2014 tại Tokyo Tổng thống Mỹ Barrack Obama đã tuyên bố là Hiệp định An ninh Mỹ - Nhật nói rõ Hoa Kỳ có trách nhiệm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Nhật Bản, kể cả Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Trung Quốc sẽ không đụng đến Senkaku, mà chỉ có hướng thoát xuống Biển Đông.

Thưa ông, còn vai trò của các nước ASEAN trong vấn đề biển Đông sẽ thế nào?

Hiện nay ảnh hưởng của Trung Quốc ở một số nước ASEAN, ngay cả ở Myanmar, là rất lớn. Hiện chỉ còn một số nước là cố gắng thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc thôi.

TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ: Tính toán thực sự của TQ?

Chúng ta hoàn toàn hiểu rõ việc Trung Quốc dùng Biển Đông là cửa ngõ tiến ra biển. Ngoài vấn đề về chủ quyền lãnh thổ, Trung Quốc muốn tạo ra nhịp cầu về mặt chiến lược, qua những việc làm dần dần, từ đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 đến việc xây đường băng ở đảo Phú Lâm vừa rồi. Điều chúng ta phải đề phòng là khi xây dựng xong Phú Lâm với tư cách là căn cứ hậu cần ở Hoàng Sa, Trung Quốc sẽ tiến hành khoan khai thác dầu khí ở Hoàng Sa - điều mà Trung Quốc mong muốn từ lâu, và về mặt kinh tế đó mới là tính toán thực sự của Trung Quốc.

Về mặt đấu tranh chống lại ý đồ này, chúng ta phải tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ, vạch rõ cho thế giới thấy ý đồ thực sự của Trung Quốc trong chuyện này. Còn về lâu dài, Việt Nam phải tích cực chuẩn bị mọi hồ sơ kiện Trung Quốc về đường lưỡi bò, và đặc biệt là việc dùng vũ lực chiếm hữu Hoàng Sa của Việt Nam.

Huỳnh Phan (Thực hiện)

Tin bài liên quan:

Vì sao Trung Quốc dễ trúng thầu ở Việt Nam?

"Trước hết do ta thôi. Ta cứ nói Trung Quốc tìm mọi cách ký để hạ giá xuống. Công nghệ của ông thấp, thì Trung Quốc thấy  có khe hở thì họ thừa cơ đẩy lên."

Hội chứng "thêu dệt ký ức" của Trung Quốc

Câu chuyện có lẽ bắt đầu từ cuộc Chiến tranh Nha phiến năm 1840 và khoảng thời gian người Trung Quốc gọi là "thế kỷ ô nhục" diễn ra sau đó.

Trung Quốc không ngại gây... thảm họa với Mỹ?

Hành động của giới lãnh đạo TQ cả trong và ngoài nước đều thể hiện họ không hề ngại gì "thảm họa" mà họ đang tạo ra.

Trung Quốc muốn thách thức trật tự thế giới

Trung Quốc muốn thách thức trật tự thế giới, mà rõ ràng nhất là nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia.

Tự do hàng hải và Chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa

Trung Quốc lợi dụng vị thế chiến lược ở Hoàng Sa-Trường Sa vào tham vọng chiếm đoạt Biển Đông của họ, đe dọa nghiêm trọng tự do hàng hải trong một khu vực cực kỳ quan trọng của thế giới.

Chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa trong chính sử

Tính đến nay, tài liệu cổ được coi là mô tả chi tiết và cụ thể nhất về Hoàng Sa là sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn.

Công hàm 1958 và vấn đề chủ quyền ở Hoàng Sa-Trường Sa

TS Trần Công Trục: "Trung Quốc đã cố tình vận dụng sai Công ước luật biển 1982 để ngụy biện cho hành động sai trái của mình".

Ước một lần "bay" tới Trường Sa

 Bốn mươi năm qua, mỗi dịp tháng 2, tháng 3 về, biển Đông cùng các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vẫn luôn là nơi hướng về, lay động tâm thức bao công dân Việt.

Không xa đâu, Trường Sa ơi...

 Tháng Ba về, cùng Tuần Việt Nam nghe lại những giai điệu hào hùng ca ngợi biển đảo quê hương.