Theo điều 14 Đạo luật cơ bản, tức Hiến pháp CHLB Đức, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế của công dân được bảo đảm. Vì vậy, việc tịch thu xe của người lái xe uống rượu, cho dù tới say xỉn hoặc gây tai nạn cũng là vi hiến, vì người ta chỉ phạm tội hình sự và phải chịu hình phạt theo luật hình sự.

Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia (UBATGTQG) vừa đưa ra kiến nghị tịch thu phương tiện giao thông do người say lái. Ý kiến này tạo ra rất nhiều tranh luận.

Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Văn Long, người từng có thời gian khá dài làm việc tại Đức, về cách thức xử lý của Đức với trường hợp vi phạm luật giao thông này.

>> Xem lại Kỳ 1: Học nước ngoài cẩn thận “đau bụng uống… nhân sâm”

>> Xem kỳ 2: Có người quen, xe biển VIP là được 'nương tay'?

>> Xem kỳ 3: Không nhìn thấy cảnh sát, nhiều người phá luật

>> ‘Xử’ lái xe say: Câu chuyện nước Mỹ

>> Tịch thu xe khi say: Phạt nặng càng gây chống đối

Việc uống rượu có ảnh hưởng lớn tới người tham gia giao thông, bởi dưới tác động của rượu, người tham gia giao thông ước lượng khoảng cách và tốc độ không chính xác, góc nhìn bị thu hẹp và phản ứng chậm lại.

Lái xe uống rượu sẽ làm tăng thêm nhiều nguy cơ gây tai nạn. Chính vì thế, uống rượu khi lái xe ở Đức có thể bị coi là phạm tội hình sự. Yếu tố quyết định để đưa ra hình phạt là  nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở.

Hãy xem người Đức xử lý vi phạm này thế nào.

Ngoài những người mới có bằng lái xe đang ở trong giai đoạn hai năm thử thách là hoàn toàn không được uống một chút nước uống có cồn nào khi lái xe, thì những người lái xe khác được phép có nồng độ cồn trong máu tối đa là 0,5 phần nghìn.

{keywords}

Tịch thu phương tiện người say rượu lái xe là không chính đáng vì biện pháp này không minh bạch, không công bằng. Ảnh minh họa: doisongphapluat

Trong lần đầu vi phạm giới hạn 0,5 phần nghìn bị phát giác sẽ bị phạt 500 Euro, bị trừ đi 2 điểm và bị cấm lái xe trong một tháng.  Nếu gặp phải nhiều vi phạm để mất 8 điểm sẽ mất bằng và phải sau một thời gian mới được làm lại bằng lái.

Trong lần tái phạm thứ hai sẽ bị phạt 1.000 Euro, cũng bị trừ đi 2 điểm và bị cấm lái xe trong 3 tháng.

Tái phạm đến lần thứ ba sẽ bị phạt 1.500 Euro, bị trừ 2 điểm và bị cấm lái xe trong 3 tháng. Đó là trong trường hợp uống rượu quá giới hạn, nhưng chưa gây nguy hiểm giao thông.

Khi nồng độ cồn trong máu từ 1,1 phần nghìn trở lên, người lái xe bị quy là phạm tội hình sự, bị phạt tù hoặc bị phạt tiền tới 3.000 Euro, bị trừ 3 điểm và bị tước bằng trong 6 tháng. Trong trường hợp gây tai nạn, nồng độ cồn từ 0,3 tới 1,09 phần nghìn đã bị coi là phạm tội hình sự.

Trong trường hợp uống rượu có nồng độ cồn trong máu từ 1,6 phần nghìn trở lên sẽ bị thu bằng, phải đi kiểm tra sức khỏe – tâm lý (MPU) xem có bị nghiện rượu không. Dân dã thường gọi là Idiotentes, có nghĩa là kiểm tra xem có đần độn không.

Theo điều 14 Đạo luật cơ bản, tức Hiến pháp CHLB Đức, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế của công dân được bảo đảm. Vì vậy, việc tịch thu xe của người lái xe uống rượu, cho dù tới say xỉn hoặc gây tai nạn cũng là vi hiến, vì người ta chỉ phạm tội hình sự và phải chịu hình phạt theo luật hình sự.

  • Văn Long (Làm việc tại Thoibao.de - từ Berlin)