- Người ta rất chờ đợi tân Chủ tịch HĐNN Migeul Diaz Canel Bermudez tới đây sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình cải cách kinh tế. Và điều đó sẽ gián tiếp tạo ra những cải cách chính trị.

Vừa rồi, đã có một sự chuyển giao quyền lực quan trọng tại Cuba. Ông Migeul Diaz Canel Bermudez đã được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhà nước. Ông Migeul từng là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cuba.

Việc quốc hội Cuba bầu chọn một người thuộc thế hệ sau cuộc cách mạng 1959 là một cái dấu hiệu rất quan trọng cho một sự tính toán chính trị mới ở Cuba.  

{keywords}
Người ta rất chờ đợi tân Chủ tịch HĐNN Migeul Diaz Canel Bermudez tới đây sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình cải cách kinh tế. Và điều đó sẽ gián tiếp tạo ra những cải cách chính trị.

Tất nhiên đây là một tiến trình tự nhiên, những người đi trước sẽ đến lúc tất yếu phải chuyển giao quyền lực cho thế hệ trẻ, nhưng sự chênh lệch tuổi của người tiền nhiệm là ông Raul Castro và người mới được bầu chọn là 30 năm. Sự tính toán chính trị này sẽ tạo ra một thay đổi nhất định đối với tiến trình phát triển của Cuba, cả mặt kinh tế, ngoại giao, và có thể cả mặt chính trị sau này.

Sự lựa chọn này cho thấy rõ ràng ông Raul Castro, cũng như những người đứng đầu hệ thống chính trị của Cuba đang tính toán về một thời kỳ đổi mới mạnh hơn, với nhiều thay đổi hơn. Đã đến lúc họ cần một người ở thế hệ mới, có tư duy mới để đưa ra một đường lối phù hợp với Cuba. Đó là sự thay đổi về tư duy.

Chúng ta hãy lấy trường hợp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều tiên mà so sánh. Họ đã chuyển giao quyền lực cho ông Kim Jong-un, trẻ hơn rất nhiều và có một lối tư duy cởi mở hơn rất nhiều, và, từ đó, Triều tiên đã có những thay đổi quan trọng như chúng ta đã nghe thấy. Chúng ta cũng có thể dự đoán điều tương tự xảy ra ở Cuba trong những năm tới.

Tuy nhiên Migeul Diaz Canel Bermudez là một đảng viên cộng sản lâu năm, và ông đã trưởng thành từ chức bộ trưởng, rồi phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch HĐNN nên nhà lãnh đạo này có thể đưa ra những tư tưởng mới cho sự phát triển, nhưng về cơ bản vẫn tôn trọng cái con đường mà Cuba đã chọn đó là con đường XHCN. Thứ hai, ông Raul vẫn còn là Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành TW Đảng cộng sản Cuba.

Hơn nữa, Cuba là một nước thuộc châu Mỹ La tinh, nơi phong trào cánh tả hoạt động rất là mạnh, và các nước Mỹ La tinh đều bị chi phối rất lớn bởi đường lối cánh tả. Cho nên, dù cho thế hệ mới có thể thay đổi, nhưng với bối cảnh của lịch sử phát triển tại châu Mỹ La tinh nói chung, và bối cảnh hiện nay của Cuba nói riêng, con đường XHCN ở Cuba vẫn được duy trì, và những cải cách về mặt quan hệ đối ngoại, cũng như cải cách chính trị, sẽ ở một mức độ tương đối vừa phải, chứ đừng nghĩ tới những đột phá mạnh mẽ.

Trong quan hệ với Mỹ, Cuba vẫn chưa cải thiện được nhiều, hai nước vẫn chưa xích lại gần nhau được bao nhiêu. Tôi có sang Cuba gần đây, và trao đổi với giới học giả Cuba, tôi nhận thấy Cuba vẫn có cái nhìn thận trọng với sự can thiệp của Mỹ. Đó là tư tưởng chủ đạo trong chính giới ở Cuba.

Hơn nữa, sau khi quan hệ hai nước được bình thường hóa ở thời Tổng thống Barrack Obama, khi Tổng thống Donald Trump lên quan hệ hai nước trở nên bị đông cứng trở lại. Thứ nhất, trong hệ thống chính trị của Mỹ vẫn có tư tưởng thù địch với Cuba, lại cộng thêm sức ép với Tổng thống Trump từ những nghị viên gốc Cuba, khiến ông phải thay đổi chính sách với Cuba.  Thứ hai, có thể phía Mỹ cũng đánh giá những thay đổi kinh tế, chính trị của Cuba chưa tương xứng với những gì Mỹ chờ đợi. Chẳng hạn, cải cách kinh tế vẫn chưa tạo ra bứt phá…

Chính vì thế, người ta rất chờ đợi tân Chủ tịch HĐNN tới đây sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình cải cách kinh tế. Và điều đó sẽ gián tiếp tạo ra những cải cách chính trị. Bởi vì, nếu Cuba cải cách kinh tế theo hướng thị trường, thì Mỹ lại cho rằng đó là quá trình dân chủ hóa. Ông có thể cho kinh tế tư nhân phát triển nhiều hơn, thu hẹp khu vực nhà nước lại, hay kêu gọi đầu tư từ nước ngoài. Tất cả những điều đó sẽ khiến chính sách của Mỹ với Cuba thay đổi.

Một điều đáng lưu ý trong sự kiện chuyển giao quyền lực ở Cuba là việc  ông Raul Castro rút lui cho thấy một bước tiến dài, chứng tỏ Cuba đang tiến tới tự do bầu cử.

Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện Châu Mỹ của Ủy ban Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia.

Huỳnh Phan ghi

Cuba: Bước ngoặt lịch sử và con đường đổi mới

Cuba: Bước ngoặt lịch sử và con đường đổi mới

Thành công của quá trình Đổi mới của Việt Nam sau 30 năm, cũng như cải cách Mở cửa ở Trung Quốc sau 40 năm, tất yếu là bài học mà những người cộng sản Cuba muốn tìm hiểu kỹ.   

Điều ít biết về lãnh đạo mới của Cuba

Điều ít biết về lãnh đạo mới của Cuba

Ông Miguel Diaz-Canel, tân chủ tịch của Cuba trải qua tất cả các giai đoạn của một vị lãnh đạo Đảng tiêu biểu sinh ra và lớn lên sau cuộc cách mạng.    

Vì sao nguyên thủ phương Tây 'nhanh chân' đến Cuba?

Vì sao nguyên thủ phương Tây 'nhanh chân' đến Cuba?

Không thể phủ nhận, Cuba là cơ hội kép đối với Pháp: một về kinh tế và một về ảnh hưởng chính trị.

Nhìn lại ‘đòn’ trừng phạt của Mỹ với Nga, Cuba

Nhìn lại ‘đòn’ trừng phạt của Mỹ với Nga, Cuba

Liệu các biện pháp trừng phạt kinh tế có hiệu quả không? Điều này sẽ phụ thuộc vào từng bối cảnh.

Mỹ - Cuba: Cáo buộc ‘trục ma quỷ’ đến Kỷ nguyên mới

Mỹ - Cuba: Cáo buộc ‘trục ma quỷ’ đến Kỷ nguyên mới

Năm 2002, thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ John Bolton cáo buộc Cuba phát triển vũ khí sinh học và liệt Cuba vào một trong các nước thuộc “trục ma quỷ”.

Vì sao Hoa Kỳ chỉ chọn cấm vận Cuba?

Vì sao Hoa Kỳ chỉ chọn cấm vận Cuba?

Kennedy và Chính phủ của ông rất do dự trước tình hình Cuba. Họ luôn tin rằng muốn lật đổ chế độ Cuba Cách mạng bằng một cuộc xâm lược quân sự, sẽ dẫn đến đối đầu Liên Xô. 

Mỹ - Cuba: Từ cách mạng 1959 đến ‘Vịnh Con Lợn’

Mỹ - Cuba: Từ cách mạng 1959 đến ‘Vịnh Con Lợn’

Quan hệ Hoa Kỳ - Cuba chính thức trở nên thù địch từ tháng 3/1960, khi Cuba quốc hữu hóa tài sản của các Công ty Hoa Kỳ, ngược lại, Hoa Kỳ cấm vận nhập khẩu hàng hóa từ Cuba.