- Phải xem tham nhũng là một thế lực thù địch của nhân dân ta, đất nước ta, và Đảng ta.

Bài 1: Chống tham nhũng: Quan tham, xe sang Lexus và tiền mật

Bài 2: Chống tham nhũng vào giai đoạn quyết liệt, không thể đảo ngược

Bài 3: Chống tham nhũng – cuộc chiến không khoan nhượng

Bài 4: Chống ‘căn bệnh bẩm sinh’ của quyền lực: Cuộc chiến đã sang trang

Tham nhũng-thế lực thù địch, giặc nội xâm

Thế lực thù địch, ở bên ngoài ta, không khó nhận ra. 

{keywords}
Tham nhũng - chúng ở quanh ta, trong ta, ngay trong đội ngũ chúng ta.

Bọn phản động quốc tế; các đối tượng hằn học, kỳ thị chế độ chính trị; những kẻ có định kiến, mang mối thâm thù, nuôi thù hận và điên cuồng chống phá đất nước ta. Những kẻ trở chứng, phá bĩnh, từng là đứa con của giai cấp, từng là đồng chí, đồng đội, thời khắc nào đó, vì lợi ích cá nhân họ trở cờ, thành đối nghịch với tổ chức và dân tộc. Họ không bao giờ muốn đất nước ta ổn định để phát triển. Họ luôn tạo cớ và mượn cớ, có bé xé to, đẩy mâu thuẫn lên cao, mong quá mù ra mưa để chọc gậy bánh xe, ngáng trở con đường đi tới phồn vinh, hạnh phúc của dân tộc ta.

Một thế lực thù địch khác, không phải khi nào cũng dễ nhận diện.

Chúng ở quanh ta, trong ta, ngay trong đội ngũ chúng ta. Nó lại nằm ngay trong số hàng triệu cán bộ, đảng viên, tầng lớp lãnh đạo vốn mặc nhiên được xem là tinh hoa, tinh tuý của đất nước. Nó, chính là những kẻ tha hoá, tham nhũng, sử dụng quyền lực mà Đảng và nhân dân trao cho để cưỡng chiếm, cướp đoạt những thứ thuộc về toàn dân nhưng giao quyền cho nhà nước (Thực chất là một cơ quan, thậm chí một cá nhân, một nhóm người nhân danh tập thể) quản lý, những tài nguyên, công thổ, công sản, ngân quỹ...Những thứ thuộc về của chung, bằng lòng tham, mưu mô, thủ đoạn, những kẻ quyền lực tha hoá “vẫy vùng thành riêng”, thành của cá nhân hoặc một nhóm người.

Chính tham nhũng làm cho đất nước suy yếu, chậm phát triển. Không ít ý kiến nhận định, chỉ cần giữ được nguồn lực của đất nước không bị thất thoát, hư hao do tham nhũng, lãng phí, thì đất nước này đã mạnh hơn nhiều phần, đại đa số nhân dân đã có cuộc sống khấm khá. Chỉ cần công cuộc diệt trừ tham nhũng cơ bản thành công, sẽ cơ bản hoá giải bất công, sẽ hạn chế đến mức tối đa tình trạng biểu tình, khiếu kiện đông người, dài ngày.

Như thế, thật không quá lời chút nào khi nói tham nhũng là một thế lực thù địch của nhân dân, dân tộc, của Đảng. Nhân dân và Đảng từng xem tham nhũng là quốc nạn, là giặc nội xâm, đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ, hơn thế, đe dọa sự sống còn của quốc gia, dân tộc. Như thế, giặc nội xâm với giặc ngoại xâm, không hẳn thứ giặc nào nguy hiểm hơn giặc nào. Giặc nội xâm làm đất nước suy yếu, xã hội rối ren, trên dưới bất hoà, trong ngoài nghi kỵ, đó là cơ hội để ngoại xâm dòm ngó, tính đường động binh. Giặc nội xâm là thứ giặc nằm ngay trong nội bộ, không dễ phát hiện, rất dễ trở thành lực lượng “cõng rắn cắn gà nhà”,tiếp tay, tiếp ứng cho giặc ngoại xâm.

Toàn dân vạch mặt thế lực thù địch, triệt trừ giặc ngoại xâm

Khi tham nhũng là giặc nội xâm, là một thế lực thù địch, nguy hiểm không kém giặc ngoại xâm, thì đương nhiên, diệt trừ nó, là sứ mệnh cao cả của toàn dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư. Không nên gọi là đấu tranh chống tham nhũng, giai đoạn này phải là triệt trừ tham nhũng, phải xem diệt giặc tham nhũng như diệt ngoại giặc ngoại xâm.

Tham nhũng đang ngày càng tinh vi nhưng chưa hẳn không liều lĩnh, trắng trợn, bất chấp. Nhân dân quan ngại, cuộc chiến triệt trừ tham nhũng, vì lý do nào đấy, dừng lại giữa chừng, xem như mọi niềm tin vỡ vụn, và khi ấy, coi chừng, không biết điều gì sẽ xảy ra, vì điều gì cũng có thể xảy ra!

Đa số kẻ tham nhũng vẫn tâm lý “chưa thấy quan tài chưa nhỏ lệ”, chưa thấy Tổng Bí thư điểm mặt chưa run, chưa thấy Uỷ ban Kiểm tra Trung ương “hỏi thăm” chưa sợ. Không còn vùng cấm, nhưng còn nhiều vùng tối, góc khuất. Đã “tắm từ trên tắm xuống”, nhưng rất cần gột rửa từ dưới lên. Cũng cần thường xuyên thanh lọc đội ngũ được mệnh danh là thanh bảo kiếm, để thanh gươm không bị hoen ố, cùn rỉ trước sự cám dỗ, mua chuộc và hù dọa từ thế lực thù địch- giặc nội xâm.

Khi tham nhũng là thế lực thù địch-giặc nội xâm thì diệt trừ nó, phải là toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thường xuyên, liên tục. Nhân dân đồng thuận, đồng hành, cổ vũ thôi, chưa đủ. Cần một cơ chế cụ thể, phù hợp để nhân dân trực tiếp tham gia phát hiện, phác giác, vạch mặt chỉ tên giặc nội xâm.

Uông Ngọc Dậu

Tài sản ‘bỗng dưng mà có’ của quan chức: Làm sao xử tận gốc?

Tài sản ‘bỗng dưng mà có’ của quan chức: Làm sao xử tận gốc?

Gốc rễ vấn đề không chỉ truy nguồn gốc hay đánh thuế tài sản bất minh, mà là không để phát sinh tài sản bất minh, tài sản tham nhũng của quan chức.

Quan chức có dám thề?

Quan chức có dám thề?

Việc các cán bộ lãnh đạo về dự Lễ hội Minh thề nghiêm trang giơ tay thề làm người tử tế, nhất là thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” chỉ đem lại điều tốt.

Quan chức, đại gia xa hoa ‘dính phốt’ và lời nhắc 'mùa tiệc tùng'

Quan chức, đại gia xa hoa ‘dính phốt’ và lời nhắc 'mùa tiệc tùng'

Chắc sẽ không thừa khi năm mới nói chuyện "đổi mới" và bàn về lối sống tiết kiệm, đặc biệt trong điều kiện ngân sách quốc gia còn eo hẹp.

Từ biệt phủ, tài sản khủng của quan chức bàn về kiểm soát thu nhập

Từ biệt phủ, tài sản khủng của quan chức bàn về kiểm soát thu nhập

Số liệu chính thức của cơ quan nhà nước về tỷ lệ thu hồi tài sản từ các vụ án tham nhũng là quá thấp do có nguyên nhân từ sự yếu kém của công tác kiểm soát thu nhập.

Quan chức kiểm điểm và những nhân cách “lạc trôi”

Quan chức kiểm điểm và những nhân cách “lạc trôi”

Sự tha hoá của một số quan chức không chỉ thể hiện ở những hình ảnh xấu xí vừa được truyền thông phản ánh, nó thể hiện rõ nhất ở cách mà các cơ quan bảo vệ luật pháp ứng xử với những hành vi xấu xí ấy.

“Quan chức giàu lên khó hiểu xét cho cùng là do lợi dụng quyền lực“

“Quan chức giàu lên khó hiểu xét cho cùng là do lợi dụng quyền lực“

Qua nhiều vụ việc về khối tài sản của một số cán bộ lãnh đạo, rất nhiều câu hỏi được đặt ra, phải chăng việc thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, đảng viên chỉ là hình thức, trách nhiệm này thuộc về ai?

Quan chức về hưu và chuyện trả nhà công vụ

Quan chức về hưu và chuyện trả nhà công vụ

Quan chức về hưu vẫn giữ nhà công vụ đang là câu chuyện thời sự được dư luận quan tâm.

Phải giám sát chặt tài sản của quan chức có quyền "hô biến"

Phải giám sát chặt tài sản của quan chức có quyền "hô biến"

"Quan chức giàu có, tiền từ đâu ra?" Một phần có thể do quyền "hô biến" và quyền ấy phát sinh ra tham nhũng khủng. Bởi vậy, quan chức có quyền hô biến phải giám sát thật chặt, theo các vị khách chia sẻ tại Góc nhìn thẳng.

'Không thể để tình trạng không kiểm hết của chìm của nổi quan chức'

'Không thể để tình trạng không kiểm hết của chìm của nổi quan chức'

"Đừng để nói khơi khơi là chọn người tài, người có năng lực nhưng thực tế lại thiên về cánh hẩu, nhóm lợi ích và các mối quan hệ không lành mạnh."

Quan chức câu cá, giáo chức “hầu rượu”

Quan chức câu cá, giáo chức “hầu rượu”

Không ai có thể làm suy yếu uy tín của chính quyền nếu những quan chức, cán bộ, đại diện quyền lực của nhà nước, không tự làm suy yếu chính năng lực, nhưng đặc biệt là phẩm cách của họ.

Quan chức hay sinh viên: nước lũ chẳng trừ một ai

Quan chức hay sinh viên: nước lũ chẳng trừ một ai

Dù anh là đại gia hay sinh viên, đi xe hơi hay đi xe máy, ở biệt thự hay nhà trọ đều phải đi chung một con đường, hít chung một bầu không khí… Nước lũ không chừa một ai.  

Dân lội nước, quan chức ở đâu?

Dân lội nước, quan chức ở đâu?

Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên tự hỏi, rốt cuộc thì vai trò và trách nhiệm của cơ quan chức năng ở đâu sau trận lụt lịch sử vừa qua? Họ ở đâu khi dân cần họ? Họ chịu trách nhiệm gì khi dân gặp nạn?

Quan chức và đại gia: “Đưa tiền cho gái….”

Quan chức và đại gia: “Đưa tiền cho gái….”

Tiền chuyển từ túi ông nọ vào bà kia, có mất đi đâu. Chỉ Đạo lý và Nhân tính nước Việt những ngày này, xấu hổ đến không ngẩng được mặt!

Không thể đánh đồng doanh nhân như quan chức để quản lý

Không thể đánh đồng doanh nhân như quan chức để quản lý

Trong khi ở các nước đối tượng phải kê khai tài sản khá hẹp, có nước chỉ 10.000 người, ở nước ta riêng khu vực nhà nước có hơn 1 triệu người thuộc diện phải kê khai tài sản thì luật lệ nào mà quản lý, xác minh cho được.