- Lần đầu tiên, tổ tôm điếm – một trò chơi dân gian có từ lâu, được tái hiện tại lễ hội đình làng Lộ Bao (xã Nội Duệ, huyện Tiên Du, Bắc Ninh) trong ngày Khai hội Lim năm 2013.


Đám tổ tôm điếm được tái hiện trong sân đình làng thôn Lộ Bao – một làng quan họ cổ của vùng Kinh Bắc. Đám chơi gồm năm người, hai trọng tài đứng ra xướng quân (có vai trò như một chủ trò). Người chơi tham gia, mỗi người có một bàn riêng cách xa nhau (để không nhìn được bài nhau).

Hội tổ tôm điếm của làng quan họ Lộ Bao năm nay.
Mỗi một lần trọng tài xướng quân, người chơi nào ăn cây sẽ nhanh tay lấy dùi đánh hiệu vào một chiếc trống nhỏ đặt trên bàn.

Đám chơi gồm năm người, mỗi người một bàn độc lập, cách xa nhau...
Ddù là trò chơi dân gian, nhưng cũng khá căng thẳng.
Người cầm trịch của đám tổ tôm điếm hội làng Lộ Bao là một cụ cao niên, áo the khăn xếp đứng ra làm chủ trò. Một người khác có nghĩa vụ chia quân bài, (gồm 120 quân, chia làm 5 phần). Người lĩnh xướng có nhiệm vụ hô to cây đánh để các nhà chơi nhận nọc.

Trọng tài xướng cây...
Nnhà nào ăn cây, sẽ làm hiệu bằng ba tiếng trống con đặt trên bàn.

Dù chưa tái hiện đầy đủ các cách thức, luật chơi (như lẩy thơ, ngâm Kiều… ứng với mỗi quân bài khi nhà trò xướng nọc…), tuy nhiên, một trò chơi dân gian xưa cũ đang bắt đầu tái hiện một nét văn hóa cổ trong mùa lễ hội 2013 của vùng Quan họ.




120 quân bài, mỗi cây tương ứng với một hình người biểu trưng cho các tầng lớp, nghề nghiệp... trong xã hội cũ.

Một người chơi đang "tranh cãi" với trọng tài.




Đánh trống nhận... bài.


Một trọng tài đang chia bài cho ván bài mới.

Cách thức chơi và luật chơi tổ tôm điếm giống như chơi tổ tôm bình thường nhưng tổ tôm điếm khác ở chỗ đánh bài và bốc bài lọc qua 2 trọng tài giao bài và trọng tài chia bài thực hiện, người chơi ở các điếm chơi điều khiển bằng tiếng trống. Khi điếm có cái đánh cây bài đầu tiên thì trọng tài giao bài đọc thơ quân bài đánh, điếm theo vần cánh căn cứ vào bài của mình có quyền ăn hoặc không ăn cây bài đó, ăn thì đánh trống (tùng), không ăn thì gõ vào tang trống (cắc). Nếu ăn phải có cả phu bí dọc hoặc phu bí để trọng tài và làng biết. Không ăn thì xin bốc bài lọc, nếu không ăn chuyển cho điếm dưới cánh và cứ tuần tự như vậy cho đến khi có điếm ù và bài lọc đã bốc đủ mỗi cửa 3 cây (còn lại 5 cây) mà không ai ù thì ván bài đó hoà và điếm bốc cây cuối cùng đó là người được cái ở ván bài tiếp theo. (Khi cây bài lên mà có người phỗng, thì người phỗng được quyền đánh tiếp).

Đặc điểm cơ bản của tổ tôm điếm là: khi đánh bài thông qua 2 người giao bài đọc một câu lục bát như ngâm Kiều, mỗi cây bài của các hàng Văn, Vạn, Sách ứng với một câu thơ lục bát khắc hoạ hình ảnh của cây bài. Căn cứ vào câu thơ người chơi của các điếm dùng trống theo luật để ăn, không ăn, phỗng, thiên khai ăn khàn trình phu hay ù.

Bài giao tổ tôm điếm có thể nói rất hay, nghe một câu thơ có thể hình dung ngay là cây gì. Tổng thể bài giao tổ tôm điếm cho cả bộ bài là một hình ảnh xã hội thu nhỏ, với tuổi tác, tính cách, số phận khác nhau của các giai tầng xã hội, chân thực và sâu sắc, tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn, cuốn hút của tổ tôm điếm.

Tổ tôm điếm là trò chơi dân gian mang tính trí tuệ cao. Các nước đánh nước chơi trong cuộc điều binh kiển tướng thiên biến vạn hoá, như trận đồ bát quái, không ván nào giống ván nào, không nhàm chán, cứ cuốn hút người chơi trong sự say mê của cảm giác vui mừng, nuối tiếc và hy vọng, bởi cuộc chơi có canh đỏ đen vận cho mỗi người chơi. Hơn thế nữa, cuộc chơi sự thắng thua chỉ là giải phân cách nhỏ nhoi ai cũng vui mừng hy vọng, không có kẻ khóc người cười.

Đầu năm chơi hội mà ù được một ván “đại cước sắc” là niềm vui, hạnh phúc, sự may mắn cả năm cho người chơi. Đúng như lời một nhà văn diễn tả “Có những người cả đời không biết thể nào là ù Chi Nảy”. (Nguồn: Báo Bắc Giang)

  •  Kiên Trung