- ...Nếu độc giả muốn đọc một cuốn sách vượt ra ngoài giới hạn không gian và sức tưởng tượng mà mình từng biết ...

ĐỌC CHẬM CUỐI TUẦN
Người tốt có hạnh phúc hơn người xấu? (*)
Hamvas Béla: người mở lồng kính, đứng vào vũ trụ
Murakami và ẩn ức bên trong "Quả trứng"

Thần Chết và cuộc phiêu lưu vĩ đại

Cuộc săn lùng "những người tự trọng"

Kho báu vô giá của đời người


Nếu độc giả muốn đọc một cuốn sách vượt ra ngoài giới hạn không gian và sức tưởng tượng mà mình từng biết, thì hãy đọc Nguyễn Thúy Hằng. Ở đó bạn sẽ thoát khỏi vòng vây của những chuyện ngồi lê đôi mách, của những lề thói đời thường, của sự tức giận hay thất vọng với những người khác, của những mảnh vá rách rưới và xám xịt vẫn còn tồn tại, của sự bức bí giữa những công việc lặp lại mỗi ngày đều như nhau hoặc sự bất lực của bản thân trước giới hạn của mình.

Nguyễn Thúy Hằng mở ra một cánh cửa của tưởng tượng siêu hình và siêu thực. Bằng câu chữ, cô họa lại những giấc mơ và hình dung của mình trên mọi mặt phẳng mà thiên nhiên đã tạo ra. Và chúng đẹp.

(Ảnh minh họa: Olivia Malone, người mẫu Janell)

Cái đẹp của những - bài - thơ - dài - như - chuyện - kể của Thúy Hằng khởi nguồn từ nỗi buồn. Như lời cô dẫn nhập ".... là vì buồn phiền, tôi đã biến đời mình thành một câu chuyện hư cấu" ("Giữa miền đất ấy" - J.M.Coetzee). Chắc hẳn những rắc rối đời thường của con người cũng vận vào Thúy Hằng như bất cứ ai. Bởi thế, cô muốn thoát ra khỏi nó bằng cách tìm đến một vùng không gian khác - trong khi đôi mắt vẫn chứng kiến "con đường xa tít tắp, bụi mù, xác động vận chết khô giữa đường, nhưng vỏ lon bia cạn, bầu trời xanh xám. mùi hoa ly đang từ từ chết đi", đôi tai vẫn "nghe được tiếng những kẻ thống khổ, cô độc u sầu"

"Họ - bột hư ảo" là tác phẩm mới nhất của Nguyễn Thúy Hằng, cùng với "Thời hôm nay, khoái cảm và điên rồ hợp lý" (Kiến thức & NXB Trẻ, 2006) và "Bởi từ lâu chúng ta không thể ngủ" (Kiến thức & NXB Văn học, 2008). Dịch giả Dương Tường - người viết văn như thơ - đã nói về nó với một sự trân trọng những khác biệt, tính duy nhất và sáng tạo: "Cái cấu trúc phản cấu trúc, cái phiêu cuồng của tưởng tượng được tháo bỏ xích ấy, cái bất kham với mọi qui ước, định luật ấy, cộng hưởng với nhau, làm nên sự quyến rũ không phải không nhuốm chút tê tái của nghệ thuật Thúy Hằng".

Còn tôi thì cho rằng trong sách của Nguyễn Thúy Hằng còn có cả sự giải thoát và vùng cứu rỗi.

*Những trích đoạn dưới đây nằm trong cuốn sách "Họ - bột hư ảo" của Nguyễn Thúy Hằng.

BẤM VÀO ĐÂY để đọc trích đoạn cuốn sách "Họ - bột hư ảo" 

  • Vân Sam

Quý độc giả có thể phản hồi đến cho người viết theo địa chỉ huonggiang.ho@vietnamnet.vn