Cuốn “Nghìn lẻ một đêm và văn minh A Rập” do NXB Kim Đồng ấn hành vừa ra mắt bạn đọc là tập hợp những ghi chép, phân tích cùng nhiều tài liệu quý do dịch giả, nhà báo Phan Quang dày công nghiên cứu sưu tầm.


Đã có rất nhiều thắc mắc về “Nghìn lẻ một đêm” như: Nguồn gốc thật sự của “Nghìn lẻ một đêm” từ đâu? Có bao nhiêu chuyện kể trong toàn bộ “Nghìn lẻ một đêm”? “Nghìn lẻ một đêm” có phải là sáng tạo của một phụ nữ?  Và cuốn sách như mở ra cánh cửa để độc giả bước vào thế giới phủ một bức màn bí ẩn như gương mặt của nàng Sheherazade sau chiếc khăn voan: nền văn minh A Rập - nền văn hóa giàu truyền thống cùng những tư tưởng ban sơ của đạo Hồi - nơi đã khởi sinh những câu chuyện giàu giá trị nhân văn trong “Nghìn lẻ một đêm”. 

{keywords}

Tác giả cuốn sách chia sẻ: “Bộ “Nghìn lẻ một đêm” phản ánh một hiện thực Hồi giáo rất khác biệt so với hình ảnh về đạo Hồi phổ biến trong suy nghĩ của phần đông nhân dân thế giới ngày nay. Do xuất xứ dân gian từ nhiều nguồn cội: Ấn Độ, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kì, A Rập... các truyện trong ‘Nghìn lẻ một đêm’ đều bàng bạc tinh thần nhân văn sâu sắc".

“Tôi vốn say mê “Nghìn lẻ một đêm” từ ngày còn bé, và khi bắt tay chuyển từ tiếng Pháp sang tiếng Việt bản của Antoine Galland, vào những năm 70 thế kỉ trước, tôi đọc tất cả những gì gặp được có liên quan đến bộ truyện cổ. Với phương châm ‘Đọc có ghi mới hiểu’, tôi kiên trì ghi chép, gặp đâu chép đó một số điểm tâm đắc kèm theo cảm nhận của mình, cũng có lúc nhìn rộng ra chút ít để yên tâm là mình hiểu đúng”, dịch giả Phan Quang chia sẻ

T.Lê