-Trong chiến tranh Việt Nam, hàng ngàn máy bay Mỹ bị bắn rơi và nhiều phi công đã bị bắt làm tù binh… Số phận của ho dường như là một câu hỏi lớn mà thế hệ bạn đọc hôm nay vẫn luôn tò mò.

Vấn đề tù binh phi công Mỹ ở Việt Nam từ lâu đã được dư luận Mỹ và cả thế giới đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, bởi những lý do liên quan đến bí mật quân sự, đến công tác ngoại giao và an ninh quốc gia… mà đề tài này trong suốt một thời gian dài khi đất nước có chiến tranh, nhất là trong kháng chiến chống Mỹ, luôn được các tác giả Việt Nam coi là “nhạy cảm” và ít được nói đến trong các tác phẩm phát hành công khai.

Đã hơn 40 năm trôi qua từ khi hàng trăm tù binh phi công Mỹ được Việt Nam trao trả cho Hoa Kỳ, nhưng sự thật về những “Phi công Mỹ” dường như vẫn là một câu hỏi lớn mà chúng ta còn nợ cho các thế hệ bạn đọc hôm nay.

{keywords}

Viên phi công Mỹ nào bị bắn rơi đầu tiên ở Việt Nam? Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã khởi đầu lịch sử Việt – Mỹ như thế nào? Trong thời gian chiến tranh, phi công Mỹ bị bắn rơi ở Việt Nam bị bắt làm tù binh đã được giam giữ ở những đâu? Họ được ăn ở, sinh hoạt và đối xử như thế nào? Kỷ niệm 60 năm chiến dịch Điện Biên Phủ, những bí mật “động trời” nào cần được sáng tỏ? Đặc biệt Lầu Năm Góc đã tổ chức một cuộc tập kích đường không quy mô và rất cầu kỳ để giải cứu cựu tù phi công Mỹ nhưng bất thành ra sao?

Trên tinh thần tôn trọng sự thật và mong muốn cung cấp cho bạn đọc những thông tin “bên lề sân cỏ”, góp phần “giải mã” cho những bí mật nêu trên nhà văn Đặng Vương Hưng, bằng cái nhìn trung thực khách quan đã dành nhiều tâm huyết để cho ra cuốn sách “Phi công Mỹ ở Việt Nam” phiên bản 2015.

So với hai phiên bản thử nghiệm, “Phi công Mỹ ở Việt Nam 2015” được được sửa chữa bổ sung hàng trăm trang viết đặc biệt là tư liệu “Hậu trao trả tù binh công Mỹ; Những chuyến bay tuyệt mật của các phi công Mỹ trong cuộc chiến tranh thời tiết; Người anh cả của lực lượng phi công tiêm kích Việt Nam; Những góc nhìn từ nhiều phía, từ bạn bè trở thành bè bạn…Nhiều hình ảnh hiếm hoi về cuộc trao trả tù binh Mỹ tại sân bay Gia Lâm năm 1973 của hãng Corbis và một số máy bay Không quân Mỹ đã sử dụng tại Việt Nam…

Đọc “Phi công Mỹ ở Việt Nam”, nhiều chi tiết khá thú vị nhưng mang tính nhân đạo và nhân văn sâu sắc. Ví dụ phần tác giả viết về di tích nhà tù Hòa Lò được tóm tắt giới thiệu như sau:

Trong kháng chiến chống Mỹ, hàng chục năm liên tục, nơi đây được coi là một trong những địa chỉ được bảo vệ nghiêm ngặt và bí mật nhất ở Hà Nội. Đó là nơi đã từng giam giữ hàng trăm phi công Mỹ bị bắt trong chiến tranh Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng hiểu được “sự thật đằng sau bức tường đá” một thời: Cơ cấu tổ chức của trại tù binh phi công Mỹ ở Hỏa Lò thời ấy thế nào? Có phải tù binh phi công Mỹ tại Hòa lò được ăn uống theo chế độ “đặc táo”? Họ được tạo điều kiện chơi thể thao, thưởng thức văn nghệ, tham quan danh lam thắng cảnh của Thủ đô ra sao? Những tù binh phi công Mỹ nào đã được mời tham gia đóng phim cho Việt Nam? Và cả chuyện một nữ tù binh duy nhất ở Hòa Lò, xinh đẹp, đỏng đảnh với bức thư gửi ông Trưởng trại để xin… nuôi một con mèo?

“Phi công Mỹ ở Việt Nam” là món quà ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 70 năm Khởi đầu lịch sử quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ (1944- 2014) và 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao hai nước (1995 – 2015), góp phần hòa hợp hàn gắn vết thương chiến tranh.

Nhà văn Đặng Vương Hưng, tác giả của cuốn sách “Phi công Mỹ ở Việt Nam”, từng là một nhà báo chuyên viết phóng sự và tư liệu về đề tài chiến tranh - là người khởi xướng việc xuất bản bộ sách “Những lá thư và nhật ký thời chiến Việt Nam”, tạo tiền đề cho sự ra đời của sự kiện “Mãi mãi tuổi 20” với hai nhân vật Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm nổi tiếng năm 2005.

T.Lê