- Con trai nhạc sĩ Hoàng Vân tâm sự: "Tổ Quốc là điều mà con người ta
không thể đánh mất. Đó là nơi tôi đã sinh ra, và cũng muốn nằm xuống tại
chính nơi đó … "
Năm 2005, lần đầu tiên trình diễn giao hưởng Điện Biên Phủ của nhạc sĩ Hoàng Vân – con trai ông – nhạc trưởng Lê Phi Phi từ Đông Âu trở về đã hoàn thành xuất sắc sứ mạng truyền tải tác phẩm lớn của cha anh đến với đông đảo công chúng. Từ đó đến nay, nhạc trưởng Lê Phi Phi đã trở thành một gương mặt quen thuộc với công chúng yêu nhạc cổ điển trong nước bởi tài năng và sự nghiêm cẩn, lịch lãm trong thể hiện mọi tác phẩm.
Anh chỉ huy thành công và đầy xúc cảm nhiều bản giao hưởng lớn của các nhà soạn nhạc tài năng như Beethoven, Tchaikovski, Rachmaninov... Không chỉ có vậy, Lê Phi Phi còn dẫn dắt khúc triết và mạch lạc các tác phẩm giao hưởng Việt Nam như “Hào khí Thăng Long" của Trần Mạnh Hùng (hòa nhạc Điều còn mãi 2010) và tới đây là bản giao hưởng thơ "Lệ Chi Viên" trong chương trình Điều còn mãi 2011.
Phóng viên VietNamNet có buổi trò chuyện với nhạc trưởng Lê Phi Phi về phong cách sống và quan điểm làm việc của anh
Về cái “Tôi” của một nhạc trưởng
Anh coi trọng điều gì nhất trong việc thể hiện một tác phẩm?
Tôi coi trọng nhất sự nguyên bản của tác phẩm, ý đồ của tác giả phải được giữ gìn, trân trọng 100%. Có thế mới làm đúng được những gì tác giả muốn nói. Tôi không thích những sự tìm tòi, thử nghiệm, nhét cái Tôi vào quên đi tính nguyên bản của tác phẩm, chỉ để khác người. Tuy nhiên cái Tôi của nhạc trưởng có thể cảm nhận thấy trong tác phẩm bởi chính sự “chơi” tác phẩm, cách xử lý có phù hợp với tác phẩm, tác giả, tính cách dân tộc của nhạc công, khán giả. Cùng là một bản nhạc, không bao giờ có thể chơi lại như nhau giống nguyên xi. Còn phụ thuôc vào rất nhiều yếu tố khách quan…
Nhạc trưởng Lê Phi Phi chỉ huy trên sân khấu Nhà hát lớn (Ảnh: Dino Trung)
Anh đã từng nói mình cảm thấy gần gũi nhất với các nhà soạn nhạc Nga. Vậy thử làm phép so sánh sự khác nhau khi thể hiện Mozart, Beethoven, Dvorak hay Bach với Tchaikovski, Rachmaninov hay Shostakovich thì sao? Có phải chỉ đơn giản là việc tuân thủ tổng phổ?
Mỗi một tác giả,khi thể hiện tác phẩm của họ phải làm sao phong cách thật gần với tinh thần của tác phẩm, tác giả đó.Việc tuân thủ tổng phổ một cách tuyệt đối là điều kiện đầu tiên phải làm của mỗi một nghệ sĩ chuyên nghiệp. Nhưng chính bản thân tính cách của người biểu diễn cũng tạo nên sự khác biệt trong sự thể hiện. Chơi Bach, phải vượt qua được sự tưởng chừng như “khô khan,cứng nhắc” của loại kỹ thuật âm nhạc đặc trưng như phức điệu… là một sự rất sâu lắng của tâm hồn. Chơi Mozart phải thật trong sáng, hồn nhiên như một đứa trẻ, Beethoven phải thật quả cảm, đầy tính triết lý, nhân bản. Dvorak phải có một chút pha trộn về hai nền văn hóa Slavo và một chút cổ điển Viên.
Làm việc với Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam khá nhiều lần, thông thường đâu là những phần anh chú trọng chỉnh sửa? Đâu là lỗi thường gặp của dàn nhạc?
Đó là sự chuẩn xác về nhịp, tiết tấu âm nhạc, đó là kinh nghiệm hòa tấu giữa các nhóm với nhau, là sự chuẩn xác trong âm thanh của các nhạc cụ kèn. Thực ra thì ở mỗi một dàn nhạc khác nhau, những điều mình vừa nói trên đây đều luôn luôn phải làm, có chăng do khả năng của mỗi dàn nhạc khác nhau, nên sự khắc phục cũng chỉ nhanh hơn hay chậm hơn mà thôi.
Dàn nhạc Việt Nam nhạc cảm rất tinh tế, đôi khi quá mức cần thiết dẫn đến sự lả lướt quá trong nhịp điệu.Về tiết tấu, không có tính chuẩn xác, mạnh mẽ cao như người Châu Âu, khi đánh luôn có xu hướng bị chậm dần, kéo dài tốc độ. Sự tập trung về mặt thần kinh nhất là trong lúc luyện tập chưa đạt mức độ cao nhất.
Bộ hơi của Dàn nhạc giao hưởng VN hiện nay còn khá yếu. Anh đã khắc phục điều này thế nào khi luyện tập?
Tai của người Việt Nam ta so với người các nước khác rất chuẩn, nhưng mà khi hòa tấu thì lại kém họ vì ít chịu nghe nhau giữa các nhóm. Đặc biệt bộ hơi không có sự đồng đều. Nghệ sĩ thổi kèn trong dàn nhạc giao hưởng phải là những soloist thực thụ, trong khi đó dàn dây chỉ cần mọi người đều nhau ở trình độ khá là có thể chơi hay được, trừ các bè trưởng. Chính vì vậy, ở nước khác, lương của nghệ sĩ kèn bao giờ cũng cao hơn so với nghệ sĩ chơi đàn dây, nghệ sĩ kèn có một chế độ nghỉ hưu sớm hơn…
Điểm đầu tiên về mặt thể lực, thổi kèn phải rất khỏe, phải có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Điều này khó làm được trong đời sống thường nhật của họ ở Việt Nam, do điều kiện kinh tế, hoàn cảnh, môi trường sống… Đặc biệt là sự tập luyện thường xuyên để giữ thể lực như các nhà thể thao là rất cần thiết.
Tôi rất hiểu anh chị em trong dàn nhạc, trước hết vì tôi là người Việt Nam. Nhưng khi làm việc thì tôi hoàn toàn đòi hỏi một phong cách nghiêm túc, chuẩn xác, kỹ càng như bất kỳ một nhạc trưởng chuyên nghiệp nào trên thế giới. Bởi vậy phong cách làm việc của tôi luôn là sự kết hợp hài hòa để dẫn đến kết quả tốt nhất, gần nhất với tinh thần tác phẩm, nhưng lại không cần sự căng cứng, cáu giận…hoặc nhu mì, thiếu nghiêm túc.. của rất nhiều các chỉ huy khác hay làm. Đây cũng là phong cách làm việc mà tôi áp dụng ở mọi dàn nhạc khác nhau.
Tập luyện trước khi biểu diễn
Những dự định sắp tới của anh với các chương trình hòa nhạc tại Việt Nam?
Ngạn ngữ Macedonia: hãy cứ sống sao cho có sức khỏe, còn những việc khác tự đông sẽ đến. Chiến lược chung sắp tới là sẽ điều chỉnh công việc của tôi ở bên này.
Tôi chỉ mong làm sao có thời gian nhiều hơn để đi về làm việc với các dàn nhạc trong nước, nhiều chương trình dưới nhiều dạng khác nhau với các nghệ sĩ, ca sĩ Việt Nam, như chương trình “Điều còn mãi” do báo VietNamNet tổ chức ngày 2/9 năm ngoái, tôi rất thích. Đấy là lần đầu tiên tôi tham gia chỉ huy cho Điều còn mãi, dù chương trình hòa nhạc thường niên này đã bắt đầu khởi động từ năm 2009. Ngày 2/9/2011 tới, tôi sẽ lại tiếp tục gánh vác sứ mệnh chỉ huy cho hòa nhạc này.
Tôi rất yêu ca khúc Việt Nam từ thời chưa đi du học, được chỉ huy những đêm nhạc với nhiều ca khúc truyền thống như vậy, đối với tôi là một niềm xúc cảm hoàn toàn mới
“Tôi muốn nằm xuống nơi Tổ Quốc”
Làm thế nào để một người nhạc trưởng tránh được “lối mòn” và luôn tìm được cảm hứng sáng tạo mới, mang lại sự thay đổi và phát triển trong nghề ?
Không thể nào có “lối mòn” trong phong cách biểu diễn của tôi, vì mỗi một tác phẩm,tác giả mang các phong cách khác nhau. Tôi quan niệm người nhạc trưởng như là người thay chính tác giả dàn dựng tác phẩm của tác giả đó, truyền đạt lại ý tưởng âm nhạc của tác giả cho nhạc công để làm sao họ hiểu và làm đúng tinh thần tác phẩm. Ngay một tác phẩm, dựng đi dựng lại nhiều lần vẫn có hứng khởi, vì mỗi lần dàn dựng với một dàn nhạc khác nhau, biểu diễn cho các khán giả khác nhau… lại có những xúc cảm khác nhau.
Ngoài đời, nhạc trưởng Lê Phi Phi có phong cách khỏe khoắn và mạnh mẽ của người thường xuyên hoạt động thể thao
Cuộc sống hàng ngày của anh ngoài âm nhạc như thế nào?
Ngoài việc chỉ huy dàn nhạc (nó cũng như một môn thể thao thực sự vậy), tôi thích đi bộ, leo núi vào mùa hè, trượt tuyết vào mùa đông, bơi, chơi thuyền ở hồ, biển. Thường các ngày cuối tuần hay đi xe đạp picnic; và thêm một thú vui giải trí cả về thể lực cũng như tinh thần là chụp ảnh.
Tôi mê chụp ảnh. Luôn xách máy ảnh lang thang chụp phong cảnh, hè cũng như đông, nóng nực, mưa, tuyết hay băng giá. Tôi thích xem tranh, thích đi xem triển lãm tranh ảnh, ngoài các buổi hòa nhạc - tất nhiên, vì làm nghề nhạc mà (cười). Một năm, thường thì cả gia đình đi nghỉ dài kỳ 2 lần, hè ra biển, đông lên núi trượt tuyết, và cũng dành thời gian đi du lịch thăm thú các nước mà mình yêu thích…
Nấu ăn là công việc mà tôi rất thích, nhất là các món ăn Việt. Thói quen và sở thích này bắt đầu từ hồi sinh viên đi du học, sau này vì sống ở Macedonia, nơi không có người Việt nhiều, nên nỗi nhớ nhung các món ăn Việt Nam là động cơ thúc đẩy tôi nấu ăn nhiều hơn.
Lê Phi Phi trên sân khấu "Điều còn mãi 2010"
Là một người Việt sống xa quê, anh có thể chia sẻ tâm tình với người thân và Tổ quốc trước buổi hòa nhạc nhân ngày Quốc khánh sắp tới?
Không có bất kỳ thước đo nào có thể để nói về tình yêu cuộc sống, đặc biệt là gia đình. Bố mẹ tôi đã có tuổi rồi. Vì nghề nghiệp và hoàn cảnh công việc hiện nay của tôi, các cụ rất hiểu và thông cảm nên chấp nhận sự chia ly. Đó là sự hy sinh lớn nhất, xuất phát từ chính lòng yêu thương và tự hào về con đường sự nghiệp của người con trai duy nhất.
Tôi rất biết ơn bố mẹ mình, chính vì vậy mỗi một lần diễn tại Hà Nội, tôi như lại muốn cảm ơn bố mẹ mình bằng mỗi buổi biểu diễn với kết quả thật tốt, bù lại những ngày tháng dài xa nhau.
Bạn bè tôi cũng có rất nhiều, phần lớn là các bạn từ thời phổ thông học trường Trưng Vương, bạn ở Trung cấp Nhạc viện, bạn cùng học ở Nga về, có cả bạn mới qua Facebook… Tôi rất vui khi mỗi lần về lại được gặp gỡ giao lưu, bù lại cho những tháng ngày bận rộn xa xứ… mặc dù ở bên Macedonia tôi cũng có rất nhiều bạn bè mới…
Tổ Quốc là điều mà con người ta không thể đánh mất. Đó là nơi tôi đã sinh ra, và cũng muốn nằm xuống tại chính nơi đó …
• Hồ Hương Giang
Lê Phi Phi trở về "Giấc mơ mùa đông" nước Nga
Nhạc trưởng Lê Phi Phi với 'giao hưởng Tình yêu' của Beethoven
"Điều còn mãi" - hy vọng bừng cháy từ hồi ức
Nhạc trưởng Lê Phi Phi với 'giao hưởng Tình yêu' của Beethoven
"Điều còn mãi" - hy vọng bừng cháy từ hồi ức
Năm 2005, lần đầu tiên trình diễn giao hưởng Điện Biên Phủ của nhạc sĩ Hoàng Vân – con trai ông – nhạc trưởng Lê Phi Phi từ Đông Âu trở về đã hoàn thành xuất sắc sứ mạng truyền tải tác phẩm lớn của cha anh đến với đông đảo công chúng. Từ đó đến nay, nhạc trưởng Lê Phi Phi đã trở thành một gương mặt quen thuộc với công chúng yêu nhạc cổ điển trong nước bởi tài năng và sự nghiêm cẩn, lịch lãm trong thể hiện mọi tác phẩm.
Anh chỉ huy thành công và đầy xúc cảm nhiều bản giao hưởng lớn của các nhà soạn nhạc tài năng như Beethoven, Tchaikovski, Rachmaninov... Không chỉ có vậy, Lê Phi Phi còn dẫn dắt khúc triết và mạch lạc các tác phẩm giao hưởng Việt Nam như “Hào khí Thăng Long" của Trần Mạnh Hùng (hòa nhạc Điều còn mãi 2010) và tới đây là bản giao hưởng thơ "Lệ Chi Viên" trong chương trình Điều còn mãi 2011.
Phóng viên VietNamNet có buổi trò chuyện với nhạc trưởng Lê Phi Phi về phong cách sống và quan điểm làm việc của anh
Về cái “Tôi” của một nhạc trưởng
Anh coi trọng điều gì nhất trong việc thể hiện một tác phẩm?
Tôi coi trọng nhất sự nguyên bản của tác phẩm, ý đồ của tác giả phải được giữ gìn, trân trọng 100%. Có thế mới làm đúng được những gì tác giả muốn nói. Tôi không thích những sự tìm tòi, thử nghiệm, nhét cái Tôi vào quên đi tính nguyên bản của tác phẩm, chỉ để khác người. Tuy nhiên cái Tôi của nhạc trưởng có thể cảm nhận thấy trong tác phẩm bởi chính sự “chơi” tác phẩm, cách xử lý có phù hợp với tác phẩm, tác giả, tính cách dân tộc của nhạc công, khán giả. Cùng là một bản nhạc, không bao giờ có thể chơi lại như nhau giống nguyên xi. Còn phụ thuôc vào rất nhiều yếu tố khách quan…
Nhạc trưởng Lê Phi Phi chỉ huy trên sân khấu Nhà hát lớn (Ảnh: Dino Trung)
Anh đã từng nói mình cảm thấy gần gũi nhất với các nhà soạn nhạc Nga. Vậy thử làm phép so sánh sự khác nhau khi thể hiện Mozart, Beethoven, Dvorak hay Bach với Tchaikovski, Rachmaninov hay Shostakovich thì sao? Có phải chỉ đơn giản là việc tuân thủ tổng phổ?
Mỗi một tác giả,khi thể hiện tác phẩm của họ phải làm sao phong cách thật gần với tinh thần của tác phẩm, tác giả đó.Việc tuân thủ tổng phổ một cách tuyệt đối là điều kiện đầu tiên phải làm của mỗi một nghệ sĩ chuyên nghiệp. Nhưng chính bản thân tính cách của người biểu diễn cũng tạo nên sự khác biệt trong sự thể hiện. Chơi Bach, phải vượt qua được sự tưởng chừng như “khô khan,cứng nhắc” của loại kỹ thuật âm nhạc đặc trưng như phức điệu… là một sự rất sâu lắng của tâm hồn. Chơi Mozart phải thật trong sáng, hồn nhiên như một đứa trẻ, Beethoven phải thật quả cảm, đầy tính triết lý, nhân bản. Dvorak phải có một chút pha trộn về hai nền văn hóa Slavo và một chút cổ điển Viên.
Làm việc với Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam khá nhiều lần, thông thường đâu là những phần anh chú trọng chỉnh sửa? Đâu là lỗi thường gặp của dàn nhạc?
Đó là sự chuẩn xác về nhịp, tiết tấu âm nhạc, đó là kinh nghiệm hòa tấu giữa các nhóm với nhau, là sự chuẩn xác trong âm thanh của các nhạc cụ kèn. Thực ra thì ở mỗi một dàn nhạc khác nhau, những điều mình vừa nói trên đây đều luôn luôn phải làm, có chăng do khả năng của mỗi dàn nhạc khác nhau, nên sự khắc phục cũng chỉ nhanh hơn hay chậm hơn mà thôi.
Dàn nhạc Việt Nam nhạc cảm rất tinh tế, đôi khi quá mức cần thiết dẫn đến sự lả lướt quá trong nhịp điệu.Về tiết tấu, không có tính chuẩn xác, mạnh mẽ cao như người Châu Âu, khi đánh luôn có xu hướng bị chậm dần, kéo dài tốc độ. Sự tập trung về mặt thần kinh nhất là trong lúc luyện tập chưa đạt mức độ cao nhất.
Bộ hơi của Dàn nhạc giao hưởng VN hiện nay còn khá yếu. Anh đã khắc phục điều này thế nào khi luyện tập?
Tai của người Việt Nam ta so với người các nước khác rất chuẩn, nhưng mà khi hòa tấu thì lại kém họ vì ít chịu nghe nhau giữa các nhóm. Đặc biệt bộ hơi không có sự đồng đều. Nghệ sĩ thổi kèn trong dàn nhạc giao hưởng phải là những soloist thực thụ, trong khi đó dàn dây chỉ cần mọi người đều nhau ở trình độ khá là có thể chơi hay được, trừ các bè trưởng. Chính vì vậy, ở nước khác, lương của nghệ sĩ kèn bao giờ cũng cao hơn so với nghệ sĩ chơi đàn dây, nghệ sĩ kèn có một chế độ nghỉ hưu sớm hơn…
Điểm đầu tiên về mặt thể lực, thổi kèn phải rất khỏe, phải có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Điều này khó làm được trong đời sống thường nhật của họ ở Việt Nam, do điều kiện kinh tế, hoàn cảnh, môi trường sống… Đặc biệt là sự tập luyện thường xuyên để giữ thể lực như các nhà thể thao là rất cần thiết.
Tôi rất hiểu anh chị em trong dàn nhạc, trước hết vì tôi là người Việt Nam. Nhưng khi làm việc thì tôi hoàn toàn đòi hỏi một phong cách nghiêm túc, chuẩn xác, kỹ càng như bất kỳ một nhạc trưởng chuyên nghiệp nào trên thế giới. Bởi vậy phong cách làm việc của tôi luôn là sự kết hợp hài hòa để dẫn đến kết quả tốt nhất, gần nhất với tinh thần tác phẩm, nhưng lại không cần sự căng cứng, cáu giận…hoặc nhu mì, thiếu nghiêm túc.. của rất nhiều các chỉ huy khác hay làm. Đây cũng là phong cách làm việc mà tôi áp dụng ở mọi dàn nhạc khác nhau.
Tập luyện trước khi biểu diễn
Những dự định sắp tới của anh với các chương trình hòa nhạc tại Việt Nam?
Ngạn ngữ Macedonia: hãy cứ sống sao cho có sức khỏe, còn những việc khác tự đông sẽ đến. Chiến lược chung sắp tới là sẽ điều chỉnh công việc của tôi ở bên này.
Tôi chỉ mong làm sao có thời gian nhiều hơn để đi về làm việc với các dàn nhạc trong nước, nhiều chương trình dưới nhiều dạng khác nhau với các nghệ sĩ, ca sĩ Việt Nam, như chương trình “Điều còn mãi” do báo VietNamNet tổ chức ngày 2/9 năm ngoái, tôi rất thích. Đấy là lần đầu tiên tôi tham gia chỉ huy cho Điều còn mãi, dù chương trình hòa nhạc thường niên này đã bắt đầu khởi động từ năm 2009. Ngày 2/9/2011 tới, tôi sẽ lại tiếp tục gánh vác sứ mệnh chỉ huy cho hòa nhạc này.
Tôi rất yêu ca khúc Việt Nam từ thời chưa đi du học, được chỉ huy những đêm nhạc với nhiều ca khúc truyền thống như vậy, đối với tôi là một niềm xúc cảm hoàn toàn mới
“Tôi muốn nằm xuống nơi Tổ Quốc”
Làm thế nào để một người nhạc trưởng tránh được “lối mòn” và luôn tìm được cảm hứng sáng tạo mới, mang lại sự thay đổi và phát triển trong nghề ?
Không thể nào có “lối mòn” trong phong cách biểu diễn của tôi, vì mỗi một tác phẩm,tác giả mang các phong cách khác nhau. Tôi quan niệm người nhạc trưởng như là người thay chính tác giả dàn dựng tác phẩm của tác giả đó, truyền đạt lại ý tưởng âm nhạc của tác giả cho nhạc công để làm sao họ hiểu và làm đúng tinh thần tác phẩm. Ngay một tác phẩm, dựng đi dựng lại nhiều lần vẫn có hứng khởi, vì mỗi lần dàn dựng với một dàn nhạc khác nhau, biểu diễn cho các khán giả khác nhau… lại có những xúc cảm khác nhau.
Ngoài đời, nhạc trưởng Lê Phi Phi có phong cách khỏe khoắn và mạnh mẽ của người thường xuyên hoạt động thể thao
Cuộc sống hàng ngày của anh ngoài âm nhạc như thế nào?
Ngoài việc chỉ huy dàn nhạc (nó cũng như một môn thể thao thực sự vậy), tôi thích đi bộ, leo núi vào mùa hè, trượt tuyết vào mùa đông, bơi, chơi thuyền ở hồ, biển. Thường các ngày cuối tuần hay đi xe đạp picnic; và thêm một thú vui giải trí cả về thể lực cũng như tinh thần là chụp ảnh.
Tôi mê chụp ảnh. Luôn xách máy ảnh lang thang chụp phong cảnh, hè cũng như đông, nóng nực, mưa, tuyết hay băng giá. Tôi thích xem tranh, thích đi xem triển lãm tranh ảnh, ngoài các buổi hòa nhạc - tất nhiên, vì làm nghề nhạc mà (cười). Một năm, thường thì cả gia đình đi nghỉ dài kỳ 2 lần, hè ra biển, đông lên núi trượt tuyết, và cũng dành thời gian đi du lịch thăm thú các nước mà mình yêu thích…
Nấu ăn là công việc mà tôi rất thích, nhất là các món ăn Việt. Thói quen và sở thích này bắt đầu từ hồi sinh viên đi du học, sau này vì sống ở Macedonia, nơi không có người Việt nhiều, nên nỗi nhớ nhung các món ăn Việt Nam là động cơ thúc đẩy tôi nấu ăn nhiều hơn.
Lê Phi Phi trên sân khấu "Điều còn mãi 2010"
Là một người Việt sống xa quê, anh có thể chia sẻ tâm tình với người thân và Tổ quốc trước buổi hòa nhạc nhân ngày Quốc khánh sắp tới?
Không có bất kỳ thước đo nào có thể để nói về tình yêu cuộc sống, đặc biệt là gia đình. Bố mẹ tôi đã có tuổi rồi. Vì nghề nghiệp và hoàn cảnh công việc hiện nay của tôi, các cụ rất hiểu và thông cảm nên chấp nhận sự chia ly. Đó là sự hy sinh lớn nhất, xuất phát từ chính lòng yêu thương và tự hào về con đường sự nghiệp của người con trai duy nhất.
Tôi rất biết ơn bố mẹ mình, chính vì vậy mỗi một lần diễn tại Hà Nội, tôi như lại muốn cảm ơn bố mẹ mình bằng mỗi buổi biểu diễn với kết quả thật tốt, bù lại những ngày tháng dài xa nhau.
Bạn bè tôi cũng có rất nhiều, phần lớn là các bạn từ thời phổ thông học trường Trưng Vương, bạn ở Trung cấp Nhạc viện, bạn cùng học ở Nga về, có cả bạn mới qua Facebook… Tôi rất vui khi mỗi lần về lại được gặp gỡ giao lưu, bù lại cho những tháng ngày bận rộn xa xứ… mặc dù ở bên Macedonia tôi cũng có rất nhiều bạn bè mới…
Tổ Quốc là điều mà con người ta không thể đánh mất. Đó là nơi tôi đã sinh ra, và cũng muốn nằm xuống tại chính nơi đó …
• Hồ Hương Giang