- Tinh thần và tâm huyết ấy không chỉ đến từ một cá nhân, mà hàng trăm, hàng nghìn gương mặt đại diện gần như đầy đủ cho mọi tầng lớp nhân dân: học sinh, sinh viên, người lao động, người Việt ở nước ngoài, người dân tộc thiểu số, nhân sĩ trí thức yêu nước, nhà thơ và nhạc sĩ của mọi miền...
Với con số ấn tượng 1015 tác phẩm Thơ và 417 tác phẩm Nhạc gửi đến tham dự cuộc thi "Đây biển Việt Nam" do báo VietNamNet, Hội Nhạc sĩ và Hội Nhà văn Việt Nam đồng tổ chức, sau nhiều ngày ròng rã chấm thi vô cùng vất vả, BTC đã chọn ra được những tác phẩm vào chung kết cuối cùng, xuất sắc, tươi mới.
Đêm "Đây biển Việt Nam" diễn ra vào tối 19/02/2012, tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Hà Nội đã thực sự là một đêm trao giải lộng lẫy, nghiêm túc và thăng hoa về mặt nghệ thuật, xứng đáng với tâm huyết, tình yêu của những người sáng tác, xứng đáng với đề tài yêu biển, yêu quê hương.
Khán phòng của đêm trao giải Đây biển Việt Nam kín chỗ ngay từ những phút đầu. Không khí nghiêm túc và trạng thái hồi hộp có thể nhận thấy trên gương mặt khán giả đang chờ được chứng kiến và thưởng thức những tác phẩm mới về đề tài biển đảo.
Tại đây, lần đầu tiên các ca khúc: "Khúc tráng ca biển" (Vũ Thiết), "Trường Sa nơi bình minh Tổ quốc" (Nguyễn Khánh Trình), "Tình yêu lính đảo" (Đoàn Lan Hương), "Giấc mơ mùa xuân" (Nguyễn Minh Tân), "Lời ru Trường Sa" (Vũ Việt Hùng)... được dàn dựng và tổ chức biểu diễn trước đông đảo công chúng trên cả nước. Mỗi tác phẩm lại mang trong mình những tính chất âm nhạc riêng. "Lời ru Trường Sa" mang âm hưởng dân ca, "Giấc mơ mùa xuân" có tính thính phòng, "Tình yêu lính đảo" hồn nhiên, vui nhộn, "Trường Sa nơi bình minh Tổ quốc" lắng đọng, ngọt ngào, "Khúc tráng ca biển" thiêng liêng, hùng tráng.
Đặt những sáng tác mới mẻ ấy bên cạnh những ca khúc đã nổi tiếng và quen thuộc với công chúng như "Biển hát chiều nay" (Hồng Đăng) do ca sĩ Tân Nhàn thể hiện và "Nơi đảo xa" (Thế Song) do Trọng Tấn trình bày, càng làm nổi bật hai không gian và âm hưởng khác nhau. Những sáng tác mới thực sự đã mang lại cho biển cả hôm nay hơi thở của thời đại, đã "thổi bùng lên những ngọn sóng ngang trời".
"Khúc tráng ca biển" là ca khúc đoạt giải được trình bày đầu tiên, với sự thể hiện của giọng ca giải nhất dòng thính phòng Sao Mai 2009 - Xuân Hảo. Thực đúng như tên gọi, những lời ca hùng tráng, bi tráng đến gai người; cùng với tiếng nhạc, chúng xoáy vào tâm trí người nghe những câu hỏi của biển. Bản nhạc tuy ngắn, chỉ vừa đúng một trang, nhưng bài hát và âm hưởng của nó như dài mãi, như tấm lòng của người chiến sĩ dành cho Tổ quốc, không cạn bao giờ.
Cùng với "Khúc tráng ca biển", "Giấc mơ mùa xuân" của tác giả Nguyễn Minh Tân cũng là một ca khúc gây được ấn tượng sâu sắc với người nghe ngay trong lần đầu ra mắt. Ca khúc được trình bày giản dị chỉ với một giọng nữ của Mỹ Dung, nhưng hết sức cảm động. Nắn nót từng câu từng chữ, cô ca sĩ đã thể hiện tình cảm tha thiết, tinh tế và sâu lắng trong bài hát. Đã lâu lắm mới thấy một bản tình ca đẹp như thế về tình yêu giữa hậu phương và tiền tuyến, giữa người con gái ở đất mẹ quê hương và người con trai nơi hải đảo biên cương.
"Em mơ giấc mơ trên sóng bập bềnh/ Giữa biển khơi em thấy mình là cánh chim tự do/ Giữa trời xanh em thấy quê hương ngay trong tim/ Giữa tình yêu anh, từng hạt cát là da thịt em/ Hôn tóc em thì thầm anh nói: "Anh nhớ em, anh nhớ mẹ vô cùng".
Chắc hẳn ca khúc sẽ là món quà tuyệt đẹp cho những người chiến sĩ và cả những người yêu, người vợ đang chờ đợi nơi quê nhà. Tình yêu trong sự xa cách được nhìn bằng cái nhìn lạc quan, không vị kỉ, không một chút riêng tư, phiền muộn. Hạnh phúc thật trọn vẹn trong bài hát.
Ca sĩ Trọng Tấn với ca khúc "Trường Sa nơi bình minh Tổ quốc" được minh họa bằng những điệu múa mượt mà do NSƯT Quốc Toản biên đạo, cũng là một phần trình diễn sâu lắng và vô cùng đẹp mắt. Nhờ đó, đã mang về cho tác phẩm này giải thưởng Xuất sắc về hiệu quả nghệ thuật. Đây cũng là ca khúc duy nhất được gửi tới dự thi với phần dàn dựng công phu, đẹp mắt phần video clip chứ không chỉ là bản thu âm như các ca khúc khác.
Không thể không kể đến giai điệu vui nhộn đầy tính đối đáp của "Tình yêu lính đảo". Bốn chàng trai của Học viện Hải quân với những chiếc áo lính thủy tung hứng "Lính đảo nói rằng lính đảo say/ say ngọn hải đăng sáng lưng đèo..." dường như đã làm say lòng rất nhiều khán giả.
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến may mắn là nhà thơ duy nhất được trình bày tác phẩm "Tổ quốc bên bờ biển cả" - đoạt giải nhì hạng mục Thơ. Tác phẩm "Tổ quốc ba ngàn cây số biển" của nhà thơ Nguyễn Ngọc Phú (giải nhì) và trường ca "Người sau chân sóng" của nhà thơ Lê Thị Mây (Giải nhất) đều là những tác phẩm dài hơi, không có đủ thời lượng cho trình diễn. Là người trình bày thơ duy nhất, Nguyễn Việt Chiến đã thuyết phục được người nghe bằng giọng đọc hào sảng, những tứ thơ gai góc, đẹp đẽ, và đắt giá.
"Nơi đất mẹ tựa lưng vào biển cả/ Những người con như sóng cuộn dưới trời/ Lồng ngực trẻ căng đầy hơi thở sớm/ Như ngọn buồm khát vọng cuốn ra khơi..."
Sau đúng 100 phút đầy màu sắc, tình cảm và ấn tượng, đêm trao giải Đây biển Việt Nam đã kết thúc trong sự nuối tiếc ngọt ngào. Nuối tiếc những giai điệu đẹp, nuối tiếc nhiều tác phẩm hay còn chưa kịp dàn dựng và trình diễn, những trường ca chưa kịp được nghe. Đọng lại trong tâm trí người xem là nụ cười của các tác giả với những tác phẩm thật công phu, là tâm huyết của những nhạc sĩ, nhà thơ như nhà thơ Hữu Thỉnh, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Nhạc sĩ Huy Thục… đã đóng góp hết mình cho sự kiện ở vị trí cầm cân nảy mực, là những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng được trình diễn trong hình ảnh người chiến sĩ hải quân mang áo lính thủy đặc trưng của hòa bình.
Và từ đây, những trí tuệ và tình cảm quý giá từ các tác phẩm âm nhạc và thơ ca về biển sẽ được trao đi, lan truyền, thắp lên ngọn lửa trong tâm khảm những người làm nghệ thuật gửi đến triệu đồng bào. Những người mang sứ mệnh sáng tác đã thể hiện trách nhiệm nói lên tiếng nói của trái tim, của dân tộc và thời đại về một thời kỳ ta đang sống; mong muốn mạnh mẽ được yêu Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ non song. Thời kì ấy, tấm lòng ấy, ý chí ấy sẽ ghi vào lịch sử.
Ảnh: Lê Anh Dũng
Đây biển Việt Nam: Ngày hội Diên Hồng của lòng yêu nước
Truyền hình trực tiếp lễ trao giải Đây biển Việt Nam
Truyền hình trực tiếp lễ trao giải Đây biển Việt Nam
Nhạc sĩ Hồng Đăng: Biển là tâm hồn người Việt
"Cảm xúc rất mạnh khi được hát về biển đảo"
Bi tráng tâm sự về "Khúc tráng ca biển"
"Cảm xúc rất mạnh khi được hát về biển đảo"
Bi tráng tâm sự về "Khúc tráng ca biển"
Với con số ấn tượng 1015 tác phẩm Thơ và 417 tác phẩm Nhạc gửi đến tham dự cuộc thi "Đây biển Việt Nam" do báo VietNamNet, Hội Nhạc sĩ và Hội Nhà văn Việt Nam đồng tổ chức, sau nhiều ngày ròng rã chấm thi vô cùng vất vả, BTC đã chọn ra được những tác phẩm vào chung kết cuối cùng, xuất sắc, tươi mới.
Đêm "Đây biển Việt Nam" diễn ra vào tối 19/02/2012, tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Hà Nội đã thực sự là một đêm trao giải lộng lẫy, nghiêm túc và thăng hoa về mặt nghệ thuật, xứng đáng với tâm huyết, tình yêu của những người sáng tác, xứng đáng với đề tài yêu biển, yêu quê hương.
Ca sỹ Trọng Tấn thể hiện ca khúc dự thi: "Trường Sa, nơi bình minh Tổ quốc" |
Tại đây, lần đầu tiên các ca khúc: "Khúc tráng ca biển" (Vũ Thiết), "Trường Sa nơi bình minh Tổ quốc" (Nguyễn Khánh Trình), "Tình yêu lính đảo" (Đoàn Lan Hương), "Giấc mơ mùa xuân" (Nguyễn Minh Tân), "Lời ru Trường Sa" (Vũ Việt Hùng)... được dàn dựng và tổ chức biểu diễn trước đông đảo công chúng trên cả nước. Mỗi tác phẩm lại mang trong mình những tính chất âm nhạc riêng. "Lời ru Trường Sa" mang âm hưởng dân ca, "Giấc mơ mùa xuân" có tính thính phòng, "Tình yêu lính đảo" hồn nhiên, vui nhộn, "Trường Sa nơi bình minh Tổ quốc" lắng đọng, ngọt ngào, "Khúc tráng ca biển" thiêng liêng, hùng tráng.
Ông Chu Hồi - Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục biển và hải đảo trao tặng Giải Nhì hạng mục Nhạc cho tác giả Lê Mây với ca khúc "Đảo chìm" |
"Khúc tráng ca biển" là ca khúc đoạt giải được trình bày đầu tiên, với sự thể hiện của giọng ca giải nhất dòng thính phòng Sao Mai 2009 - Xuân Hảo. Thực đúng như tên gọi, những lời ca hùng tráng, bi tráng đến gai người; cùng với tiếng nhạc, chúng xoáy vào tâm trí người nghe những câu hỏi của biển. Bản nhạc tuy ngắn, chỉ vừa đúng một trang, nhưng bài hát và âm hưởng của nó như dài mãi, như tấm lòng của người chiến sĩ dành cho Tổ quốc, không cạn bao giờ.
Cùng với "Khúc tráng ca biển", "Giấc mơ mùa xuân" của tác giả Nguyễn Minh Tân cũng là một ca khúc gây được ấn tượng sâu sắc với người nghe ngay trong lần đầu ra mắt. Ca khúc được trình bày giản dị chỉ với một giọng nữ của Mỹ Dung, nhưng hết sức cảm động. Nắn nót từng câu từng chữ, cô ca sĩ đã thể hiện tình cảm tha thiết, tinh tế và sâu lắng trong bài hát. Đã lâu lắm mới thấy một bản tình ca đẹp như thế về tình yêu giữa hậu phương và tiền tuyến, giữa người con gái ở đất mẹ quê hương và người con trai nơi hải đảo biên cương.
Tác giả Nguyễn Khánh Trình nhận tặng thưởng xuất sắc về hiệu quả nghệ thuật: Diễn xuất, âm thanh, hình ảnh |
Chắc hẳn ca khúc sẽ là món quà tuyệt đẹp cho những người chiến sĩ và cả những người yêu, người vợ đang chờ đợi nơi quê nhà. Tình yêu trong sự xa cách được nhìn bằng cái nhìn lạc quan, không vị kỉ, không một chút riêng tư, phiền muộn. Hạnh phúc thật trọn vẹn trong bài hát.
Ca sĩ Trọng Tấn với ca khúc "Trường Sa nơi bình minh Tổ quốc" được minh họa bằng những điệu múa mượt mà do NSƯT Quốc Toản biên đạo, cũng là một phần trình diễn sâu lắng và vô cùng đẹp mắt. Nhờ đó, đã mang về cho tác phẩm này giải thưởng Xuất sắc về hiệu quả nghệ thuật. Đây cũng là ca khúc duy nhất được gửi tới dự thi với phần dàn dựng công phu, đẹp mắt phần video clip chứ không chỉ là bản thu âm như các ca khúc khác.
Không thể không kể đến giai điệu vui nhộn đầy tính đối đáp của "Tình yêu lính đảo". Bốn chàng trai của Học viện Hải quân với những chiếc áo lính thủy tung hứng "Lính đảo nói rằng lính đảo say/ say ngọn hải đăng sáng lưng đèo..." dường như đã làm say lòng rất nhiều khán giả.
Nhà thơ Hữu Thỉnh trao giải Nhì hạng mục Thơ cho hai tác giả: Nguyễn Ngọc Phú và Nguyễn Việt Chiến |
"Nơi đất mẹ tựa lưng vào biển cả/ Những người con như sóng cuộn dưới trời/ Lồng ngực trẻ căng đầy hơi thở sớm/ Như ngọn buồm khát vọng cuốn ra khơi..."
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân trao tặng Giải Nhì cho ca khúc "Khúc tráng ca biển" của tác giả Vũ Thiết (ngoài cùng bên phải). Đứng giữa là nhà thơ Trịnh Công Lộc - nhận Giải Nhì ở hạng mục thơ với tác phẩm "Mộ gió". Bài thơ này đã được chính nhạc sĩ Vũ Thiết phổ nhạc trong ca khúc "Khúc tráng ca biển" |
Và từ đây, những trí tuệ và tình cảm quý giá từ các tác phẩm âm nhạc và thơ ca về biển sẽ được trao đi, lan truyền, thắp lên ngọn lửa trong tâm khảm những người làm nghệ thuật gửi đến triệu đồng bào. Những người mang sứ mệnh sáng tác đã thể hiện trách nhiệm nói lên tiếng nói của trái tim, của dân tộc và thời đại về một thời kỳ ta đang sống; mong muốn mạnh mẽ được yêu Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ non song. Thời kì ấy, tấm lòng ấy, ý chí ấy sẽ ghi vào lịch sử.
Hồ Hương Giang
Ảnh: Lê Anh Dũng