TIN BÀI KHÁC
“Cảm ơn mình đã yêu em” khép lại kỳ tích
Chuyện khó tin khi Sao Việt chạy sô hải ngoại
Chúng ta quá định kiến với nhạc Hàn?
Chủ tịch tỉnh sa ngã lên phim
Hà Linh không mặc nội y vì…trẻ tự kỷ?
Ngắm váy 90 triệu đồng của Hoàng Thuỳ Linh
Chuyện khó tin khi Sao Việt chạy sô hải ngoại
Chúng ta quá định kiến với nhạc Hàn?
Chủ tịch tỉnh sa ngã lên phim
Hà Linh không mặc nội y vì…trẻ tự kỷ?
Ngắm váy 90 triệu đồng của Hoàng Thuỳ Linh
Buổi chiếu nằm trong khuôn khổ chương trình Từ sách lên màn ảnh tháng 4 của trung tâm TPD Không gian điện ảnh Hà Nội. Sau buổi chiếu phim Lolita (1962) sẽ là phần trao đổi với 2 vị khách mời là dịch giả Dương Tường đạo diễn Phan Đăng Di về vấn đề chuyển thể. Bản phim 1962 đã được đề cử Oscar năm 1963 ở hạng mục Kịch bản chuyển thể hay nhất.
Lolita (1955) của Vladmir Nabokov (1899 - 1977), cho đến nay, vẫn xứng đáng là cuốn tiểu thuyết luôn được tìm kiếm để thấu nhận, không chỉ vì sự bất thường vĩ đại của mối tình Lolita và Humbert Humbert, điều vẫn làm tổn hao tâm lực bàn luận của tất cả các giới tâm phân học, đạo đức hay kẻ tò mò về những câu chuyện gợi dục thuần tuý mà còn vì khả năng thách thức mọi đáp án cuối cùng về độ khó, độ phức tạp của lối viết, của kiến văn đa nguồn mà Nabokov, trong vai trò nhà chế tác kỳ tài, đã trưng ra trong tác phẩm.
Lolita đã được đạo diễn Stanley Kubrick danh tiếng chuyển thành phim cùng tên vào năm 1962, với sự tham gia của chính V.Nabokov trong vai trò biên kịch. Với một cuốn tiểu thuyết có tính văn chương đặc biệt như Lolita thì việc không tuân thủ hoàn toàn cốt truyện, tình tiết, sự kiện… trong nó như cách bộ phim đã làm hẳn sẽ là một lựa chọn hợp lí, trình thêm những đường biên chân trời mới trong tiếp nhận và đánh giá. Mỗi so sánh về khác biệt giữa tiểu thuyết và bộ phim có thể đem đến cứ liệu thú vị cho quá trình tái tạo văn bản bằng hình ảnh của nhà tiểu thuyết, dưới thái độ đọc văn học kiên quyết của nhà làm phim.
Hoàng Vy