- Trong “Nước mắt người điên”,
cảnh phòng the giữa cô vợ và anh bác sỹ, cô vợ và đứa cháu trai của chồng diễn
ra khá dài. Cảnh “nóng” táo bạo, chân thực tới mức làm nhiều người xem cũng phải
ngượng ngùng cúi mặt…
Hai vở diễn nổi bật của sân khấu kịch Sài Gòn tại Liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc làm khán giả đỏ mặt vì cảnh phòng the nóng bỏng.
GS.NSND Đình Quang, một tên tuổi gạo cội của ngành sân khấu khen ngợi diễn xuất của nữ diễn viên Thanh Vân sau khi thưởng thức 2 vở kịch của sân khấu Hồng Vân tại Liên hoan sân khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc đang diễn ra tại Huế. “Tôi cho rằng tìm được một nữ diễn viên diễn giỏi, tỉ mỉ và rất thật như Thanh Vân trên sân khấu không phải là dễ, nhất là trong vở “Nước mắt người điên. Người phụ nữ trong vở kịch bị đẩy vào rất nhiều tình huống rắc rối, trớ trêu nhưng Thanh Vân đã diễn rất tốt”, GS.NSND Đình Quang nói.
Thanh Vân vai Dung và NSƯT Việt Anh vai ông Hoàng trong vở “Nước mắt người điên”
Lần “mang chuông đi đánh xứ người này”, sân khấu kịch Vân Tuấn của bà bầu Hồng Vân cho khán giả thưởng thức vở diễn rất ăn khách của tác giả Chí Trung, “Nước mắt người điên” và một vở mới toanh vừa dàn dựng cũng gây xôn xao là “Làm…” của tác giả Chu Thơm phóng tác theo tiểu thuyết “Làm đĩ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
Trong 2 vở diễn của sân khấu Vân Tuấn, GS.NSND Đình Quang đánh giá cao vở “Nước mắt người điên” hơn. Ông cho rằng vở diễn này chững chạc hơn, cách diễn cũng không còn tự nhiên chủ nghĩa mà đã được nâng lên tầm văn học. Nếu tiết chế lại một số cảnh thì người xem hiểu biết sẽ thấy đây là một vở mực thước. Nhưng diễn như hiện nay ta vẫn thấy có hơi hướng giải trí để hút khán giả, đúng theo gu của kịch Sài Gòn vốn thiên về nghe, nhìn nhiều hơn.
Ông nhận xét: "Hai vở có 2 cách dựng, 2 cách diễn hoàn toàn khác nhau. Vở “Làm…” đậm phong cách Sài Gòn đúng nghĩa. Còn “Làm…” có hơi hướng phóng sự, đúng sở trường của Vũ Trọng Phụng. Tuy nhiên, cách diễn trong “Làm…” còn rất tự nhiên chủ nghĩa. Khi dàn dựng có lẽ chưa nghiên cứu kỹ bối cảnh thời gian, lịch sử thời kỳ những năm Vũ Trọng Phụng viết “Làm đĩ” thế nên phục trang và cả trang trí sân khấu có phần chưa chuẩn xác…
Vai diễn của Thanh Vân trong “Nước mắt người điên” được đánh giá cao
Nước mắt người điên” đã có xung đột kịch nhưng thì mấu chốt để tạo ra xung đột chưa thuyết phục. Ở đây, người chồng vì ấm ức với vợ vì vô tình làm chết người con, oán trách vì vợ vì chuyện đó đã hành hạ vợ 6 năm trời bằng cách “đi tu”, không cho vợ hưởng cái hạnh phúc làm vợ nữa. Người vợ sau thời gian dài chịu đựng, tìm cách chữa trị cho chồng không được đã bắt tay với bác sỹ đẩy chồng vào nhà thương điên…
Thế nhưng cái cớ để đẩy người chồng vào nhà thương điên lại không được củng cố và có phần phi thực tế. Không ai có thể bắt một người tỉnh táo vào nhà thương điên được, không đúng với thực tế xã hội. “Một vở kịch bao giờ cũng có xung đột nhưng nhen xung đột như thế nào phải hợp lý, hợp lẽ, phải chân thực về mặt đời sống, sâu sắc về ý nghĩa xã hội thì xung đột mới có giá trị. Xung đột trong “Nước mắt người điên” còn thiếu chân thực về mặt đời sống”, GS.NSND Đình Quang nói.
Cả 2 vở “Làm…” và “Nước mắt người điên” đều khai thác khá kỹ các cảnh phòng the trên sân khấu. Trong “Nước mắt người điên”, cảnh phòng the giữa cô vợ và anh bác sỹ, cô vợ và đứa cháu trai của chồng diễn ra khá dài. Cảnh “nóng” táo bạo, chân thực tới mức làm nhiều người xem cũng phải ngượng ngùng cúi mặt…
Một cảnh “nóng” trong vở “Làm…”.
“Những cảnh phòng the nóng bỏng có hơi
nhiều một chút nhưng đó cũng là cái gu của kịch Sài Gòn vốn làm ra để kéo càng
nhiều công chúng tới rạp", GS. NSND Đình Quang nhận xét. Theo ông, với những lớp
diễn liên quan đến cảnh phòng the thế này, sân khấu kịch phía Bắc thường thiên
về “gợi ý”, khán giả có thể tự hiểu. Nhưng trong “Nước mắt người điên” thì những
cảnh này lại là “tả”, lại tô đậm và kéo dài. Nói chung, kịch miền Nam diễn tự
nhiên, thoải mái, kỹ thuật đài từ còn yếu nhưng lại tạo ra ưu điểm là gần gũi
với đời sống, tạo ra sự thích thú cho khán giả.
Thêm vào đó, trong cả 2 vở kịch đều có những lớp chọc cười khán giả kéo dài. Trong vở “Làm…”, đó là phần trò chuyện “ngây ngô, ngố tàu” của cô Sen và anh Bùn. Trong “Nước mắt người điên”, đó là những chuyện hài hước diễn ra trong thế giới của người điên. Ông Hoàng, nhân vật người chồng “điên” thì ít mà những người xung quanh điên thì nhiều để tạo sự thích thú cho khán giả.
Hai vở diễn nổi bật của sân khấu kịch Sài Gòn tại Liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc làm khán giả đỏ mặt vì cảnh phòng the nóng bỏng.
GS.NSND Đình Quang, một tên tuổi gạo cội của ngành sân khấu khen ngợi diễn xuất của nữ diễn viên Thanh Vân sau khi thưởng thức 2 vở kịch của sân khấu Hồng Vân tại Liên hoan sân khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc đang diễn ra tại Huế. “Tôi cho rằng tìm được một nữ diễn viên diễn giỏi, tỉ mỉ và rất thật như Thanh Vân trên sân khấu không phải là dễ, nhất là trong vở “Nước mắt người điên. Người phụ nữ trong vở kịch bị đẩy vào rất nhiều tình huống rắc rối, trớ trêu nhưng Thanh Vân đã diễn rất tốt”, GS.NSND Đình Quang nói.
Thanh Vân vai Dung và NSƯT Việt Anh vai ông Hoàng trong vở “Nước mắt người điên”
Lần “mang chuông đi đánh xứ người này”, sân khấu kịch Vân Tuấn của bà bầu Hồng Vân cho khán giả thưởng thức vở diễn rất ăn khách của tác giả Chí Trung, “Nước mắt người điên” và một vở mới toanh vừa dàn dựng cũng gây xôn xao là “Làm…” của tác giả Chu Thơm phóng tác theo tiểu thuyết “Làm đĩ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
Trong 2 vở diễn của sân khấu Vân Tuấn, GS.NSND Đình Quang đánh giá cao vở “Nước mắt người điên” hơn. Ông cho rằng vở diễn này chững chạc hơn, cách diễn cũng không còn tự nhiên chủ nghĩa mà đã được nâng lên tầm văn học. Nếu tiết chế lại một số cảnh thì người xem hiểu biết sẽ thấy đây là một vở mực thước. Nhưng diễn như hiện nay ta vẫn thấy có hơi hướng giải trí để hút khán giả, đúng theo gu của kịch Sài Gòn vốn thiên về nghe, nhìn nhiều hơn.
Ông nhận xét: "Hai vở có 2 cách dựng, 2 cách diễn hoàn toàn khác nhau. Vở “Làm…” đậm phong cách Sài Gòn đúng nghĩa. Còn “Làm…” có hơi hướng phóng sự, đúng sở trường của Vũ Trọng Phụng. Tuy nhiên, cách diễn trong “Làm…” còn rất tự nhiên chủ nghĩa. Khi dàn dựng có lẽ chưa nghiên cứu kỹ bối cảnh thời gian, lịch sử thời kỳ những năm Vũ Trọng Phụng viết “Làm đĩ” thế nên phục trang và cả trang trí sân khấu có phần chưa chuẩn xác…
Vai diễn của Thanh Vân trong “Nước mắt người điên” được đánh giá cao
Nước mắt người điên” đã có xung đột kịch nhưng thì mấu chốt để tạo ra xung đột chưa thuyết phục. Ở đây, người chồng vì ấm ức với vợ vì vô tình làm chết người con, oán trách vì vợ vì chuyện đó đã hành hạ vợ 6 năm trời bằng cách “đi tu”, không cho vợ hưởng cái hạnh phúc làm vợ nữa. Người vợ sau thời gian dài chịu đựng, tìm cách chữa trị cho chồng không được đã bắt tay với bác sỹ đẩy chồng vào nhà thương điên…
Thế nhưng cái cớ để đẩy người chồng vào nhà thương điên lại không được củng cố và có phần phi thực tế. Không ai có thể bắt một người tỉnh táo vào nhà thương điên được, không đúng với thực tế xã hội. “Một vở kịch bao giờ cũng có xung đột nhưng nhen xung đột như thế nào phải hợp lý, hợp lẽ, phải chân thực về mặt đời sống, sâu sắc về ý nghĩa xã hội thì xung đột mới có giá trị. Xung đột trong “Nước mắt người điên” còn thiếu chân thực về mặt đời sống”, GS.NSND Đình Quang nói.
Cả 2 vở “Làm…” và “Nước mắt người điên” đều khai thác khá kỹ các cảnh phòng the trên sân khấu. Trong “Nước mắt người điên”, cảnh phòng the giữa cô vợ và anh bác sỹ, cô vợ và đứa cháu trai của chồng diễn ra khá dài. Cảnh “nóng” táo bạo, chân thực tới mức làm nhiều người xem cũng phải ngượng ngùng cúi mặt…
Một cảnh “nóng” trong vở “Làm…”.
Thêm vào đó, trong cả 2 vở kịch đều có những lớp chọc cười khán giả kéo dài. Trong vở “Làm…”, đó là phần trò chuyện “ngây ngô, ngố tàu” của cô Sen và anh Bùn. Trong “Nước mắt người điên”, đó là những chuyện hài hước diễn ra trong thế giới của người điên. Ông Hoàng, nhân vật người chồng “điên” thì ít mà những người xung quanh điên thì nhiều để tạo sự thích thú cho khán giả.
Cần lưu ý khi trẻ em xem cảnh “nóng” Liên hoan sân khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc lần này nhận được sự ủng hộ tích cực từ khán giả Huế. Các vở diễn đều được khán giả thuộc nhiều lứa tuổi đến cổ vũ, trong đó có cả các em thiếu nhi. Tuy nhiên, có một điều Ban tổ chức và quản lý Trung tâm văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế - nơi đang diễn ra Liên hoan sân khấu kịch chuyên nghiệp cần lưu ý là với những vở diễn có cảnh “nóng” cần hạn chế khán giả dưới 16 tuổi. Thực tế là tất cả các vở diễn các em đều tới rạp, trong đó có em đang ở tuổi mẫu giáo, tiểu học và cả lứa tuổi đang tò mò về thế giới người lớn… |
Hoài Sa